Chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,2 km vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua. Đường hai đầu cầu rộng 50-60 m.
Cầu nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, được xây dựng với mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.300 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện trong 4 năm, từ 2023 đến 2027. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội là chủ đầu tư.
Để bảo đảm đồng bộ hệ thống giao thông, HĐND thành phố Hà Nội cũng thông qua chủ trương đầu tư xây dựng đường vành đai 3,5, đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 với mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Chiều dài tuyến đường 3,5 km, rộng 60 m và được xây dựng giai đoạn 2023-2026.
Thượng Cát là 1 trong 10 cầu bắc qua sông Hồng nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2015-2030. 9 cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của TP Hà Nội. Theo đó, HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư của 21 dự án (gồm: 2 nhóm A; 13 nhóm B; 6 nhóm C) với tổng mức đầu tư dự kiến là 14.604,503 tỷ đồng. Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của 4 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.274,177 tỷ đồng. Dự án cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu là một trong hai dự án nhóm A nêu trên.
HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp Thành phố.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ngày 6/3 đã ký Quyết định 179/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn 2, tỉnh Hà Nam.
Thủ tướng yêu cầu TP Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, đưa đoạn trên cao dự án Nhổn - Ga Hà Nội vào khai thác trong Quý II/2023.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới phía Đông thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỷ lệ 1/500). Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 65,38 ha.
Tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) có tiến độ hoàn thành năm 2020 nhưng cho đến nay, dự án mới bắt đầu thi công mới tại vị trí cầu vượt qua đường Nguyễn Văn Cừ.
Thông tin đưa ra trong quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1.1 do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành.
Sở GTVT đề xuất nắn chỉnh hướng tuyến của đường vành đai 4 TP.HCM để giảm khối lượng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giảm chi phí đầu tư…
Hơn 10ha đất tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm sẽ được GPMB để đấu giá, xây dựng khu công cộng thương mại, dịch vụ với các ô đất có chức năng đất công cộng thành phố, mật độ xây dựng tối đa cho phép là 40%, công trình cao 3 - 12 tầng.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, đến nay, toàn Thành phố đã phê duyệt và thu hồi đất được 209,010/798,01ha, đạt 26,23%.
Khu trung tâm đô thị Văn Giang được xây dựng tại khu vực phía Nam đường vành đai 3,5 vùng Thủ đô (thuộc địa bàn thị trấn Văn Giang, xã Long Hưng), diện tích khoảng 40 ha…