Trong đó, đô thị trung tâm (gồm Đô thị phía Nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm), thành phố phía Bắc (gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (gồm Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn.
Đối với khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội trình nghiên cứu mô hình phát triển gắn kết với các đô thị vệ tinh, thành phố lân cận. Đây là khu vực cửa ngõ logistic phía đông kết nối các tỉnh, thành phố ven biển; nghiên cứu quy hoạch phát triển mới, đề xuất một số khu vực đô thị nén, mô hình TOD, liên kết không gian ngầm, công trình cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tăng quy mô diện tích không gian xanh, tăng cường tiện ích đô thị.
Trong đó, rà soát, phân bổ lại quy mô dân cư trên địa bàn để bổ sung phù hợp nhu cầu và quy mô phát triển, phù hợp với định hướng phát triển khu vực bắc sông hồng thành quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố. Mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía đông huyện Gia Lâm, khai thác hiệu quả quỹ đất, hình thành khu đô thị mới hiện đại.
Định hướng không gian đô thị theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị. Phát triển không gian công cộng, thương mại dịch vụ, tổ hợp văn phòng, giao dịch cao tầng trên các trục đường vành đai, hướng tâm, đường chính đô thị.
Phát triển gắn với các đô thị tỉnh, thành kế cận. Cửa ngõ logistic phía đông kết nối hướng biển, hình thành thêm hệ thống cảng cạn ICD tại các ga chính đường sắt. Cải tạo, tái thiết, phát triển mới, nén theo mô hình TOD, cao tầng, mật độ xây dựng thấp, bổ sung thêm nhiều không gian xanh và tiện ích đô thị, gắn kết chặt chẽ với không gian mở sông Hồng, sông Đuống.
Nghiên cứu phát triển gắn với một số mô hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp tầm quốc gia và khu vực, tận dụng lợi thế một số quỹ đất có sẵn tại khu vực.
Việc HĐND thành phố cũng thông qua các Nghị quyết chuyên đề có những nội dung rất quan trọng như: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô; Đề án xây dựng nông thôn mới; tổng biên chế hành chính sự nghiệp; sáp nhập thôn, tổ dân phố; danh mục thu hồi đất; hệ số điều chỉnh giá đất... là cơ sở pháp lý quan trọng, tác động sâu rộng, kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô.
Trước đó, hồi cuối tháng 9/2023, tại kỳ họp thứ XIII HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm. Theo đó, thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên là 116,64km2, quy mô dân số hơn 300.000 người và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.
16 phường thuộc quận Gia Lâm gồm: Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng và Kim Đức.
Thùy Chi
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vừa thông báo mời thầu Gói thầu Xây dựng đường nối ĐT296 với vành đai IV - Hà Nội, huyện Hiệp Hoà.
Sáng 3/12, Đoàn ĐBQH TPHCM, đơn vị số 1 có buổi tiếp xúc với cử tri TP. Thủ Đức sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Thành ủy Hà Nội phân cấp 5 công viên, vườn hoa gồm: Tuổi trẻ, Bách Thảo, Lê Nin, Thống Nhất, Hòa Bình cho các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm quản lý, duy trì, chăm sóc theo địa giới hành chính, thực hiện từ 01/01/2024.
Theo đề xuất của liên danh tư vấn, TPHCM nên phát triển theo mô hình đa trung tâm.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, theo quyết định mới này, cảng biển Việt Nam có 296 bến cảng.
Chiều 17/11, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đơn vị tư vấn đã đưa ra 6 phương án xây dựng cầu Cần Giờ với tổng vốn đầu tư hơn 10.500 tỷ đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thực hiện Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Sân bay Long Thành. Tuy nhiên, hiện các Bộ ngành chưa tham mưu được cho Chính phủ lấy từ nguồn nào…
UBND TP.Hà Nội vừa giao UBND quận Hoàng Mai là đơn vị tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại 7 khu đất trên địa bàn để xây dựng trường học.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết đã có nhiều văn bản để yêu cầu, đề nghị các địa phương rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi hoặc điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội…