Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị, TPHCM đang triển khai lập Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đây là cơ sở, bước thực hiện đầu tiên nhằm điều chỉnh tổng thể đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025 đã được phê duyệt năm 2010.
Liên danh tư vấn cho Quy hoạch chung TPHCM gồm Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Viện Quy hoạch miền Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity.
Theo đề xuất của liên danh tư vấn, TPHCM nên phát triển theo mô hình đa trung tâm. Khi đó, sẽ xây dựng những trung tâm đô thị quy mô lớn ở các cửa ngõ thành phố - nơi có quỹ đất lớn, giá đất thấp, nhằm kiến tạo nơi sống và làm việc cho số đông người lao động và tăng mật độ dân số.
Vì vậy, đơn vị tư vấn đề xuất quy hoạch phát triển 05 vùng đô thị, gồm: Vùng trung tâm (khu trung tâm hiện hữu, quận Bình Thạnh, một phần Quận 12 và Gò Vấp); TP. Thủ Đức; TP. phía Bắc (huyện Hóc Môn, Củ Chi); TP. phía Tây (khu vực quận Bình Tân, huyện Bình Chánh); TP. phía Nam (Quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ).
Trong đó, Vùng đô thị trung tâm hiện hữu với 5-6 triệu dân là khu hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo… Vùng này gồm vùng Sài Gòn, vùng Chợ Lớn, khu vực Bình Thạnh, Nam sân bay, Tây sân bay, khu sân bay, Bình Quới - Thanh Đa, Đông Nam Quận 12, phía đông quận Gò Vấp, phía tây quận Gò Vấp, phía tây nam Quận 12, vùng phía tây khu đô thị trung tâm.
TP. Thủ Đức với 3 triệu người, trọng tâm là đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm tài chính, y tế, du lịch sinh thái…
TP. phía Bắc với 4-5 triệu người là đô thị dịch vụ giải trí, văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp, sản xuất công nghiệp dẫn dắt, hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh thái môi trường…
TP. phía Tây Nam gồm khu vực nằm trong quốc lộ 1A, 22, đường Lê Văn Khương thuộc quận 12, huyện Hóc Môn, trung tâm Hóc Môn, phía Tây Hóc Môn, trung tâm phát triển mới Quận 12 – huyện Hóc Môn, phía Tây đường Vành đai 3, khu đô thị hiện hữu Củ Chi, Tây Nam-Đông Nam Củ Chi, khu sinh thái Củ Chi, công viên sinh thái lâm nghiệp, công nghiệp Củ Chi, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, Đông Bắc Củ Chi.
TP. phía Tây với 2-3 triệu người là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo...
Vùng này gồm khu vực Tân Nhựt - Lê Minh Xuân, khu vực nằm giữa Quốc lộ 1 và đường Tân Tạo Chợ Đệm, khu Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Bình Lợi - Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Túc, phía Nam đường Vành đai 3.
Thứ năm là TP. phía Nam với 3-4 triệu người là đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hóa nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistics, trung tâm kinh tế biển…
Vùng này gồm Khu vực phía nam kênh Đôi, phía đông sông Cần Giuộc đến rạch Ông Lớn, phía tây đường Nguyễn Hữu Thọ, phía đông đường Nguyễn Hữu Thọ, khu Long Thới, Hiệp Phước, Bình Khánh, khu đô thị gắn với cảng Bình Khánh, khu sinh thái nông nghiệp-du lịch, khu đô thị Cần Thạnh, khu đô thị lấn biển Cần Giờ.
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, một chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng, quy hoạch cần hướng tới phát triển bền vững, ít tác động đến môi trường và di sản. Ông bày tỏ lo ngại khi phát triển các khu đô thị và cảng biển ở Cần Giờ, nếu lấy đường Rừng Sác là trục đường chính thì sẽ phá hỏng khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Hiện nay, Cần Giờ vẫn phải ưu tiên là khu dự trữ sinh quyển, mọi sự phát triển ở đây phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu.
Chuyên gia này cũng cho rằng, dự thảo quy hoạch chọn hướng phát triển chủ đạo về phía Đông và phía Nam thành phố là chưa hợp lý.
Lý do là bởi dân số TPHCM sẽ tăng cao, khiến nhu cầu về nhà ở càng lớn. Trong khi đó, khu vực phía nam gồm Quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ là nơi có địa hành thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng nước biển dâng và biến đổi khí hậu nên không phù hợp cho việc xây dựng đô thị, tăng mật độ dân số.
Do vậy, ông Sơn cho rằng nên chọn hướng phát triển chủ đạo về hướng tây bắc (khu vực Hóc Môn, Củ Chi) vì khu vực này có nền đất cao, phù hợp cho việc xây dựng các khu nhà ở cao tầng, giá rẻ cho người lao động.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng đề xuất 6 định hướng chiến lược cho TPHCM gồm: Phát triển hệ thống đô thị đa trung tâm với các mục tiêu như cung ứng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho mọi khu đô thị lớn nhỏ; chuyển hướng chủ đạo phát triển khu nhà ở cao tầng ưu tiên về phía vùng đất cao.
Thứ hai, phát triển kinh tế biển với logistics liên kết vùng; thứ ba là quy hoạch khu đô thị TOD theo tư duy kinh tế thị trường; thứ tư là quy hoạch kết nối khu trung tâm và kết nối không gian ngầm; thứ 5 phát triển không gian xanh và đô thị ven sông Sài Gòn; cuối cùng là bảo tồn di sản 300 năm và khu trung tâm lịch sử.
"Sáu định hướng chiến lược này sẽ là các điểm mới, đem lại giá trị để TPHCM có thể phát triển bền vững, ít tác động môi trường và phát triển kinh tế", ông Sơn nhấn mạnh.
Theo TS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sông Sài Gòn là tài nguyên đặc biệt ít nơi có, TPHCM cần quy hoạch, khai thác lợi thế nhằm phát triển kinh tế, du lịch, phục vụ cộng đồng.
Theo ông Chính, dòng sông uốn lượn qua TPHCM như một "dải lụa", điều hiếm nơi nào có, nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng. Với chiều dài sông Sài Gòn qua TPHCM khoảng 40 km và rất rộng nên trong quy hoạch có thể tập trung phát triển trước 15-20 km, đặc biệt là đoạn qua khu Thủ Thiêm và bán đảo Thanh Đa - Bình Quới, bởi đây được ví như "hòn ngọc" của thành phố.
Ông Chính cho rằng, nếu quy hoạch và làm tốt, 10-15 năm nữa sông Sài Gòn không chỉ là điểm nhấn của thành phố mà sẽ nổi tiếng trên thế giới.
Vũ Phong
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, theo quyết định mới này, cảng biển Việt Nam có 296 bến cảng.
Chiều 17/11, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đơn vị tư vấn đã đưa ra 6 phương án xây dựng cầu Cần Giờ với tổng vốn đầu tư hơn 10.500 tỷ đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thực hiện Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Sân bay Long Thành. Tuy nhiên, hiện các Bộ ngành chưa tham mưu được cho Chính phủ lấy từ nguồn nào…
UBND TP.Hà Nội vừa giao UBND quận Hoàng Mai là đơn vị tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại 7 khu đất trên địa bàn để xây dựng trường học.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết đã có nhiều văn bản để yêu cầu, đề nghị các địa phương rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi hoặc điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội…
Thời điểm hiện nay, Khu đô thị Thanh Hà có quy mô dân số khoảng 26.500 người với lượng sử dụng dùng khoảng 3500 m3/ngày đêm. Khi điều chỉnh sản lượng khai thác nước ngầm và đặc biệt kết hợp với áp lực nguồn từ nước mặt sông Đuống để cung cấp cho khu đô thị này giảm, khiến không đủ nước cung cấp cho người dân.
Cầu Thượng Cát nằm trong danh sách 10 cầu bắc qua sông Hồng được thực hiện giai đoạn 2015-2030. Nếu được đầu tư xây dựng bắc qua sông Hồng sẽ giúp bảo đảm tính đồng bộ, góp phần kết nối liên thông Đại lộ Thăng Long và quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh.
Thay vì 5 đô thị vệ tinh như quy hoạch cũ, định hướng điều chỉnh quy hoạch Thủ đô chỉ còn 2 đô thị vệ tinh gồm Sơn Tây và Phú Xuyên.
"Cần nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hướng tới mục tiêu phát triển cho TPHCM, cho cả vùng Đông Nam Bộ, cho cả nước. Chúng ta không phát triển bằng mọi giá, không xem xét đầu tư hiệu quả về tài chính mà tất cả cần phải phát triển bền vững, hài hòa", ông Phan Văn Mãi nói.