Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 10:49

Xây Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ: Hài hòa lợi ích, hướng tới phát triển bền vững

"Cần nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hướng tới mục tiêu phát triển cho TPHCM, cho cả vùng Đông Nam Bộ, cho cả nước. Chúng ta không phát triển bằng mọi giá, không xem xét đầu tư hiệu quả về tài chính mà tất cả cần phải phát triển bền vững, hài hòa", ông Phan Văn Mãi nói.

Xây Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ: Hài hòa lợi ích | hướng tới phát triển bền vững |

Xây Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ: Hài hòa lợi ích, hướng tới phát triển bền vững

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|
p9-bai-daotrang-cangcangio-1h-thylan-4645-1-2250-1698062354059688965998.jpg

Vị trí xây dựng Cảng được đánh giá có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế

Ngày 23/8 vừa qua, UBND TPHCM đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo đó, Cảng được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; cạnh cửa sông Cái Mép - Thị Vải, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông.

Vị trí xây dựng Cảng được đánh giá có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Philippines, khu vực phía nam Trung Quốc.

Đồng thời, Cảng thuộc Vùng kinh tế động lực phía Nam - vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế.

Công trình mang mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TPHCM và khu vực, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới với công suất dự kiến đến năm 2030 đạt 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 đạt 16,9 triệu Teu.

TPHCM phấn đấu đưa vào khai thác giai đoạn 1 trước năm 2030 (đầu tư 2/7 bến chính). Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2023-2024; xây dựng cảng từ năm 2024-2026; khai thác cảng từ năm 2027.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 128.000 tỷ đồng (gần 5,5 tỷ USD), do nhà đầu tư tự thu xếp. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000-40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.

Cần xác định rõ tác động môi trường khi xây dựng Cảng

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang, Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở để triển khai.

Quá trình thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch quốc gia, Bộ GTVT đã tính tới và đưa cảng Cần Giờ vào khu vực tiềm năng để hoạch định. Trong mạng lưới cảng biển và tuyến vận tải biển, việc đặt hệ thống cảng này trong hệ thống cảng miền Nam và quốc tế rất quan trọng.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho rằng đây là cơ hội để tạo một bước nhảy vọt về tăng trưởng hàng trung chuyển ở khu vực này, kết nối tác động tích cực với nhau trong cụm cảng. Việc nghiên cứu đề án cần phải kỹ càng, toàn diện và rất cẩn trọng nhưng cũng phải rất khẩn trương vì có yếu tố thời cơ. Quá trình triển khai Đề án cần đặt cảng Cần Giờ trong hệ thống cảng biển Việt Nam và cảng biển quốc tế.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng đề nghị đơn vị tư vấn cần nêu rõ hơn nữa về tác động môi trường khi xây dựng cảng. Tuy trong Đề án đã có nêu đến tác động môi trường nhưng cần phải nghiên cứu sâu hơn để có cơ sở tư vấn bảo vệ môi trường, xem xét thông qua môi trường chiến lược trong quy hoạch.

4 yếu tố cần lưu ý

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, ý thức được Cần Giờ là vùng "nhạy cảm" về bảo vệ tài nguyên môi trường và trong mối quan hệ vùng Đông Nam Bộ nên Thành phố sẽ cân nhắc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi trình dự thảo Đề án cho Thủ tướng Chính phủ.

"Cần phải nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hướng tới mục tiêu phát triển cho TPHCM, cho cả vùng Đông Nam Bộ, cho cả nước. Chúng ta không phát triển bằng mọi giá, không xem xét đầu tư hiệu quả về tài chính mà tất cả cần phải phát triển bền vững, hài hòa", ông Mãi nói.

Theo người đứng đầu chính quyền Thành phố, phát triển nhưng đồng thời phải để lại hậu quả thấp nhất cho môi trường. Như vậy, có 4 vấn đề cần lưu ý.

Thứ nhất, cần làm rõ xung đột về phát triển kinh tế giữa Cảng Cần Giờ và các cảng biển hiện hữu, như Cảng Cái Mép-Thị Vải.

Thứ hai là ảnh hưởng của Cảng với quy hoạch phát triển của huyện Cần Giờ, TPHCM và của vùng.

Thứ ba là tác động đến khu dự trữ sinh quyển ngập mặn Cần Giờ.

"Tất nhiên, việc ảnh hưởng chắc chắn là ít nhiều, chúng ta có "đánh đổi" thì cái giá của sự đánh đổi có đáng và lợi ích có lớn nhất, hậu quả có nhỏ nhất hay không", ông Mãi nêu.

Thứ tư là cần đánh giá hiệu quả kinh tế, các giai đoạn phát triển, tác động của dự án đến kinh tế-xã hội không chỉ của TPHCM mà của cả vùng.

z4808942221321e4fbe1d1c1a3c02a08dbdd36232b0f64-1698062354156235572551.jpg

Theo TS. Trần Du Lịch, Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép, nâng tầm toàn bộ cụm cảng số 4 thành cảng biển quốc gia, tầm cỡ quốc tế, cạnh tranh với thế giới - Ảnh: VGP/Thư Trần

Cơ hội lịch sử cho TPHCM và cả nước

Theo TS. Trần Du Lịch, cảng Cần Giờ không ảnh hưởng hoặc cạnh tranh với cảng Thị Vải-Cái Mép ở Bà Rịa-Vũng Tàu mà cả hai sẽ tạo thành một hệ thống cảng biển cho toàn vùng.

Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép, nâng tầm toàn bộ cụm cảng số 4 thành cảng biển quốc gia, tầm cỡ quốc tế, cạnh tranh với thế giới. Cụm cảng này kết hợp mới có thể phát triển hết tiềm năng vì lợi ích quốc gia, không chỉ vì TPHCM hay vùng Đông Nam Bộ.

Về vấn đề môi trường, vị chuyên gia này thừa nhận, giai đoạn đầu ông quyết liệt phản đối nếu dự án phát triển kinh tế nào gây ảnh hưởng tới khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, ảnh hưởng tới môi trường. Song, sau khi trực tiếp cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Trung ương đi thị sát cả bằng đường thủy, đường không, ông hoàn toàn ủng hộ vì cả hai yếu tố quan ngại nhất đều không bị ảnh hưởng.

z4808942226656814ff2e95fa02690364f0a52f0f4d0e8-16980623541661033293467.jpg

TS. Trần Đình Thiên cho rằng dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là cơ hội lịch sử cho TPHCM và cả quốc gia nên cần tận dụng cơ hội để triển khai - Ảnh: VGP/Thư Trần

Còn TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng, dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là cơ hội lịch sử cho TPHCM và cả quốc gia nên cần tận dụng cơ hội để triển khai.

Nói về yếu tố xung đột lợi ích giữa các cảng, chuyên gia này cho hay, cụm cảng Cần Giờ và Cái Mép-Thị Vải mà được sự dẫn dắt của 1 - 2 hãng tàu lớn nhất thế giới thì sự cộng hưởng lợi ích là vô tận. Tất nhiên trong giai đoạn đầu, ít nhiều cũng phải có sự cạnh tranh nguồn hàng, nhưng tầm nhìn chiến lược là không xung đột lợi ích mà là chia sẻ lợi ích, bổ sung cho nhau.

Dẫn thông tin hãng tàu MSC (hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay) đang rất quan tâm, tìm hiểu, mong muốn tham gia hợp tác và đang tích cực phối hợp với Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn nghiên cứu đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, ông Thiên nhấn mạnh xu thế dịch chuyển đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội về nguồn hàng. Hiếm có cơ hội để một doanh nghiệp quốc tế cam kết đầu tư.

"Chúng ta còn chần chừ, không làm nhanh thì sẽ mất thời cơ. Thời cơ là quan trọng nhất", TS. Trần Đình Thiên khẳng định.

Anh Thơ

Theo: Chinhphu.vn copy https://tphcm.chinhphu.vn/xay-cang-trung-chuyen-quoc-te-can-gio-hai-hoa-loi-ich-huong-toi-phat-trien-ben-vung-101231023190124225.htm

Tin liên quan