Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội sẽ tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình cầu Thượng Cát nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh qua sông Hồng.
Theo đó, đối tượng dự thi phương án kiến trúc công trình cầu Thượng Cát là các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế trên khắp cả nước, có đủ năng lực chuyên môn, hành nghề theo quy định pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia.
Các tổ chức, cá nhân dự thi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, hồ sơ dự thi trực tiếp đến Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội tại số 1 Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội).
Thời gian nộp hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc (giai đoạn thi tuyển) trong vòng 45 ngày kể từ ngày đơn vị tổ chức cuộc thi phát hành thông báo về các cá nhân, tổ chức vượt qua giai đoạn sơ tuyển được tham dự giai đoạn thi tuyển.
Đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát giúp đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong việc đầu tư toàn tuyến đường Vành đai 3,5; góp phần kết nối liên thông Đại lộ Thăng Long và quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh và các địa phương khu vực phía Bắc sông Hồng.
Mặt khác, cầu Thượng Cát khi được triển khai xây dựng cũng giúp giảm tải lưu lượng cho tuyến đường 70, đường Vành đai 3 và hình thành các tuyến đường hạ tầng khung quan trọng trên địa bàn Thủ đô, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Cầu Thượng Cát có tổng chiều dài cầu và đường hai đầu cầu là 5,22km; trong đó tổng chiều dài cầu 4.060m, 8 làn xe; đường hai đầu cầu rộng 50-60m. Tổng mức đầu tư khoảng gần 8.300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Trong đó, dự kiến dự án hoàn thành công tác phê duyệt phương án kiến trúc trong tháng 12/2023; phê duyệt dự án trước tháng 6/2024; khởi công dự án quý 1/2025 và hoàn thành dự án trong năm 2027.
Trước đó, năm 2022, thành phố Hà Nội cũng tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc với cầu Trần Hưng Đạo.
Diệu Anh
Thay vì 5 đô thị vệ tinh như quy hoạch cũ, định hướng điều chỉnh quy hoạch Thủ đô chỉ còn 2 đô thị vệ tinh gồm Sơn Tây và Phú Xuyên.
"Cần nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hướng tới mục tiêu phát triển cho TPHCM, cho cả vùng Đông Nam Bộ, cho cả nước. Chúng ta không phát triển bằng mọi giá, không xem xét đầu tư hiệu quả về tài chính mà tất cả cần phải phát triển bền vững, hài hòa", ông Phan Văn Mãi nói.
Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ cho điều chỉnh, bổ sung nhiều tuyến đường, cầu vượt sông Hồng, sông Đà với 34 tuyến đường và 5 cầu vượt sông.
Chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), sáng 10/10, UBND TP. Hà Nội đã khởi công xây dựng dự án tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1143/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Bộ GTVT vừa có Công văn số 11007/BGTVT-KHĐT gửi đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri Thành phố Hà Nội liên quan đến dự án tổ hợp ga Ngọc Hồi.
Ngày 2/10, UBND huyện Sóc Sơn tổ chức thông xe kỹ thuật tuyến đường nối Khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn với đường Võ Nguyên Giáp.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương khắc phục các tồn tại, bảo đảm tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỉ lệ 1/500 tại lô đất H2CC1.
Nhiều ô đất trong “khu đô thị nhà giàu” vừa được Hà Nội điều chỉnh chức năng từ đất ở cao tầng (chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại) thành đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại văn phòng kết hợp nhà ở cao tầng, đỗ xe) với mật độ xây dựng 35%, tầng cao 40 tầng.