Tại phiên họp chuyên đề của HĐND TP. Hà Nội mới đây, trả lời chất vấn của cử tri, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay các đơn vị chuyên môn đang xây dựng đề án quản lý lòng đường, vỉa hè.
"Dự kiến việc quản lý lòng đường, vỉa hè gắn với nghiên cứu định hướng thiết kế đô thị. Trong đó sẽ phân thành các khu vực nội đô lịch sử, trung tâm nội thành, vành đai 1, 2, 3 hay các vành đai 2, 5, 3 để ra từng khu vực, từng quận huyện", ông Tuấn nói.
Dẫn thực tế ở TPHCM đã có quy định thu phí vỉa hè, ông Tuấn cho biết Hà Nội định hướng những vỉa hè đủ điều kiện ở các khu phát triển du lịch, văn hóa có thể được cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ du lịch.
Hiện một số quận ở Hà Nội đã đề xuất các tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Trong đó, quận Hoàn Kiếm đề xuất thí điểm giai đoạn một cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí.
Cụ thể, 15 vị trí trên 5 tuyến phố trong không gian đi bộ gồm: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Bài, Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ. Thời gian cho thuê trong khung giờ hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
21 vị trí trên 5 tuyến phố ngoài không gian đi bộ gồm: Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền. Diện tích dự kiến cho thuê để sử dụng tạm thời tính từ mặt nhà ra 2m và chỉ cho chủ nhà mặt phố tại vị trí trên thuê để kinh doanh mặt hàng đang kinh doanh. Thời gian cho thuê là tất cả ngày trong tuần.
Sau thời gian thí điểm, quận Hoàn Kiếm dự kiến đề xuất bổ sung một số tuyến phố giáp chợ, không phải trục giao thông chính và có hè rộng từ 3 m trở lên tại khu vực phố cổ. Các hộ kinh doanh mặt phố được thuê bề rộng 1m, ngang bằng mặt nhà và phải bảo đảm lối đi cho người đi bộ. Đối với những nơi chưa có cửa hàng kinh doanh thì chưa cho thuê vỉa hè.
Hoàn Kiếm hiện là quận duy nhất của Hà Nội cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 theo chủ trương của thành phố. Các địa điểm cho thuê giới thiệu, quảng bá sản phẩm (chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh...) tại 94 Lý Thường Kiệt, 30 Lý Thường Kiệt, 11 Lê Phụng Hiểu, 15 Ngô Quyền.
Th ùy Chi
Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Tây Nam bộ để xác định hướng tuyến, phương án nguồn vốn, hình thức đầu tư phù hợp…
Thành phố Hà Nội định hướng mô hình phát triển đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị Long Biên và Gia Lâm được quy hoạch thuộc nhóm đô thị trung tâm.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vừa thông báo mời thầu Gói thầu Xây dựng đường nối ĐT296 với vành đai IV - Hà Nội, huyện Hiệp Hoà.
Sáng 3/12, Đoàn ĐBQH TPHCM, đơn vị số 1 có buổi tiếp xúc với cử tri TP. Thủ Đức sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Thành ủy Hà Nội phân cấp 5 công viên, vườn hoa gồm: Tuổi trẻ, Bách Thảo, Lê Nin, Thống Nhất, Hòa Bình cho các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm quản lý, duy trì, chăm sóc theo địa giới hành chính, thực hiện từ 01/01/2024.
Theo đề xuất của liên danh tư vấn, TPHCM nên phát triển theo mô hình đa trung tâm.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, theo quyết định mới này, cảng biển Việt Nam có 296 bến cảng.
Chiều 17/11, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đơn vị tư vấn đã đưa ra 6 phương án xây dựng cầu Cần Giờ với tổng vốn đầu tư hơn 10.500 tỷ đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thực hiện Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Sân bay Long Thành. Tuy nhiên, hiện các Bộ ngành chưa tham mưu được cho Chính phủ lấy từ nguồn nào…