Từ đầu Quý 2 năm nay, thị trường nhận thấy mặt bằng lãi suất VND bắt đầu tăng; và đến giữa năm, mức lãi suất huy động VND từ các ngân hàng đã tăng khoảng 0.5% đến 1% cho các kỳ hạn khác nhau.
Lãi suất giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng cũng tăng. Các mức lãi suất can thiệp thị trường từ Cơ quan quản lý như lãi suất thị trường mở (OMO), lãi suất phát hành tín phiếu cũng được điều chỉnh cao hơn. Tuy nhiên hai mức lãi suất điều hành chính thức là lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất huy động ngắn hạn vẫn được giữ nguyên không thay đổi.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục nối dài danh sách các ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 7 khi vừa thông báo biểu lãi suất huy động tiền gửi mới đồng loạt tăng thêm 0,1%/năm đối với các kỳ hạn từ 2 đến 18 tháng.
Tháng 7, trên thị trường ngân hàng tiếp tục ghi nhận nhiều ngân hàng tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần mà thiếu vắng nhóm Big 4. Cụ thể: NCB, Eximbank, SeABank, VIB, BaoViet Bank, Saigonbank, VietBank, MB, BVBank, KienLong Bank, VPBank lần lượt công bố lãi suất mới với mức tăng từ 0,1-0,4%/năm tùy kỳ hạn và tiền gửi. Lãi suất trung bình trên thị trường đang dao động quanh mức trên 3%/năm kỳ hạn 1 tháng và 6%/năm/12 tháng tùy khoản tiền gửi.
Trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tuần đầu tiên của tháng 7 doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 1.573.651 tỷ đồng, bình quân 314.730 tỷ đồng/ngày, tăng 514 tỷ đồng/ngày so với tuần trước. Mặt bằng lãi suất thiết lập mức mới, các kỳ hạn dưới 1 tháng tăng trong đó lãi suất kỳ hạn qua đêm tăng mạnh nhất (0,71%); kỳ hạn 2 tuần tăng ít nhất (0,17%); lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng đã lên tới 5,71%/năm.
Giới chuyên gia tài chính phân tích, nhu cầu vốn của nền kinh tế bắt đầu tăng từ quý 3 và đạt đỉnh từ đầu quý 4. Để đảm bảo thanh khoản và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi trong dân cư. Tiền gửi ngân hàng đang phải cạnh tranh với nhiều kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng và nhất là bất động sản nên không thế giữ mãi mức lãi suất thấp như hồi đầu năm nay.
Vụ Dự báo và Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), trong điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 3/2024 cũng đã đưa ra kết quả kỳ vọng tăng trưởng huy động vốn cao. Cụ thể, huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,3% trong quý 3/2024 và tăng 10,1% trong năm 2024, điều chỉnh cao hơn mức dự báo 9,9% ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,7% trong quý 3/2024 và tăng 14,1% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,47% so với mức dự báo 13,6% tại kỳ điều tra trước.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng 6 tháng cuối năm nhu cầu tín dụng sẽ được cải thiện nhiều hơn, tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhu cầu vay phục vụ đời sống và tiêu dùng.
Từ diễn biến của thị trường, giới chuyên gia phân tích dự báo, lãi suất huy động có thể tăng nhẹ thêm 0,25% đến 0,75% trong 6 tháng cuối năm./.
Chỉ trong 2 tháng là tháng 6 và tháng 7 năm 2024, ACB đã phát hành tổng cộng 4 lô trái phiếu, trong đó lô có giá trị lớn nhất lên đến 5.000 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng cho hay Vingroup và Techcombank đề xuất gói tín dụng ưu đãi mới cho nhà ở xã hội (NƠXH). Theo đề xuất, lãi suất vay dành cho người mua nhà ở xã hội theo mức lãi vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo từng thời kỳ, hiện nay mức lãi suất này khoảng 4,8%/năm.
Ông Trương Anh Tuấn bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ nơi ông làm đại diện pháp luật bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Theo Vis Ratings, 60% trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 7/2024 có khả năng không trả được nợ gốc, chủ yếu thuộc nhóm ngành bất động sản dân cư.
Bất chấp lãi suất thấp, tiền người dân gửi ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới hơn 6,7 triệu tỷ đồng trong tháng 4, tăng hơn 120.000 tỷ đồng trong tháng 4.
Trước khi bổ nhiệm ông Kamijo Hiroki làm Phó tổng giám đốc, Ban Điều hành của VPBank hiện có 17 thành viên, trong đó ông Nguyễn Đức Vinh giữ chức Tổng Giám đốc.
Riêng trong tháng 6/2024, tín dụng tăng trưởng tới 3,6% và trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế.
Số liệu vĩ mô 6 tháng đầu năm cho thấy chế biến, chế tạo, xuất nhập khẩu là điểm sáng, khối FDI dẫn dắt tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công tích cực, lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt...
Hiện ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) có thêm TPbank và VPBank đã đăng ký tham gia chương trình với số tiền mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 6, tín dụng tăng mạnh, các ngân hàng cho biết dòng tiền đi vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhờ kinh tế vĩ mô hồi phục, mở ra tín hiệu tươi sáng đối với doanh nghiệp.