Theo báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered nhận định, tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ ở mức 5,3%, thấp hơn so với quý I/2024 là 5,66%. Trong khi đó, lạm phát được dự báo sẽ lên mức 4,5%.
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Standard Chartered cho rằng, tăng trưởng doanh số bán lẻ được dự báo sẽ giảm xuống 8,2% so với cùng kỳ trong tháng 6 từ mức 9,5% trong tháng 5. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm xuống 14,2% so với cùng kỳ trong tháng 6, từ mức tăng 15,8% của tháng 5 và xuất khẩu điện tử sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm nay.
Tăng trưởng nhập khẩu và sản xuất công nghiệp dự báo lần lượt đạt 26% và 5,2% vào tháng 6, trong khi kết quả tháng 5 là 29,9% và 8,9%.
Cũng theo Standard Chartered, trong tháng 6/2024, lạm phát của Việt Nam có thể tăng lên mức 4,5% so với cùng kỳ (từ mức 4,4% trong tháng 5), đánh dấu đây là tháng thứ 3 liên tiếp lạm phát trên mức 4%. Giá dịch vụ giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm đã thúc đẩy lạm phát trong thời gian gần đây. Xu hướng này có thể duy trì trong những tháng tới.
Ông Tim Leelahaphan - Chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan của Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan. Nền kinh tế có thể vẫn còn phải đối mặt với những thách thức trong quý III, trong bối cảnh của áp lực giá cả, tỷ giá và nhu cầu suy giảm trên toàn cầu”.
Standard Chartered dự báo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản trong quý IV/2024 trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Yếu tố tỷ giá có thể sẽ thúc đẩy Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất trong quý IV hoặc sớm hơn. Các động thái từ Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến các quyết định chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) đã xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam trong dài hạn ở mức "BB+" và trong ngắn hạn ở mức "B". Triển vọng về xếp hạng tín nhiệm trong dài hạn là ổn định.
Cụ thể, S&P Global Ratings dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới khi nhu cầu toàn cầu phục hồi và Việt Nam dần giải quyết được những khó khăn trong nước. Theo tổ chức này, việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia trên phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam, mức nợ Chính phủ vừa phải và vị thế bên ngoài nhìn chung ổn định.
S&P Global Ratings cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 5,8% trong năm 2024, sau khi giảm xuống mức 5% trong năm 2023. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, khi các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa hoạt động trong khu vực. Chu kỳ tăng trưởng của ngành bán dẫn khả năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 khi xuất khẩu của ngành bán dẫn tăng lên.
Lĩnh vực dịch vụ, du lịch xuyên biên giới đang phục hồi, trong đó số khách du lịch Trung Quốc tăng đột biến. Nhu cầu trong nước cũng đang phục hồi dù vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đầu tư công có khả năng tăng tốc dần trong những năm tới, chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Cũng theo S&P Global Ratings, trong vòng 3-4 năm tới, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ quay lại xu hướng dài hạn là từ 6,5-7%. Dù quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam còn tiềm ẩn một số rủi ro, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan. Nền kinh tế ngày càng đa dạng, với lĩnh vực sản xuất đang bùng nổ, chủ yếu là nhờ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việt Nam là điểm đến thu hút FDI ở Đông Nam Á nhờ lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn ngày càng cao và có tính cạnh tranh, sẽ giúp duy trì sự phát triển trong dài hạn.
S&P Global Ratings đánh giá, Việt Nam có nền kinh tế vĩ mô ổn định và mạng lưới logistics phục vụ xuất khẩu ngày càng hoàn thiện, giúp ngành sản xuất trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn toàn cầu trong ngành điện tử, điện thoại di động và dệt may. Các ngành có vốn FDI tiếp tục thúc đẩy hoạt động trong nước, với cơ hội việc làm tốt hơn và mức lương cao hơn, theo đó thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cá nhân.
S&P Global Ratings phân tích, từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động thương mại đã được cải thiện rõ rệt sau khi thặng dư tài khoản vãng lai tăng trong năm 2023. Cả xuất khẩu và nhập khẩu nhiều khả năng sẽ quay lại mức tăng trưởng ổn định trong năm 2024. Thặng dư tài khoản vãng lai sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 5,5% GDP trong năm 2024, trước khi giảm theo xu hướng dài hạn từ năm 2025./.
Bộ Tài chính cho biết, nếu thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% trong 6 tháng cuối năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội thì dự kiến số giảm thu Ngân sách Nhà nước khoảng 24 nghìn tỷ đồng.
Sau khi các luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ 1/8, hàng loạt các vấn đề sẽ được tháo gỡ. Hy vọng đến quý III, quý IV các dự án nhà ở sau khi được tháo gỡ, lúc đó sẽ tạo một hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản. Hy vọng người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà và mục đích của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hạ lãi suất là chỉ đạo xuyên suốt trong nhiều năm qua và năm nay vẫn quyết liệt. Các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
Trong 2 ngày, UBND thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) ban hành 03 quyết định, xử phạt Công ty TNHH Mai Anh 88 với tổng số tiền 460 triệu đồng.
Đối với tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp 50% số tiền phát sinh phải nộp năm 2024 (số phải nộp kỳ thứ hai năm 2024) của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được gia hạn đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp.
5 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản ở TP.HCM hút 71,4 triệu USD; trong đó có 3 dự án được cấp mới với số vốn 1,7 triệu USD.
Thông tin từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, đơn vị này vừa có đề nghị tạm hoãn xuất cảnh với 55 đoanh nhân là người đại diện doanh nghiệp vì nợ thuế.
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định ban hành bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn Thành phố, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch vàng có giá trị lớn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024 theo Tờ trình của Chính phủ.