Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2024 / 21:32

CEO MB Phạm Như Ánh: Quý III, quý IV các dự án nhà ở sau khi được tháo gỡ sẽ tạo hiệu ứng để người dân mua nhà

Sau khi các luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ 1/8, hàng loạt các vấn đề sẽ được tháo gỡ. Hy vọng đến quý III, quý IV các dự án nhà ở sau khi được tháo gỡ, lúc đó sẽ tạo một hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản. Hy vọng người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà và mục đích của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn.

thị trường | bất động sản | du lịch | nghỉ dưỡng | tín dụng | lãi suất | ngân hàng MB |

CEO MB Phạm Như Ánh: Quý III, quý IV các dự án nhà ở sau khi được tháo gỡ sẽ tạo hiệu ứng để người dân mua nhà

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Đó là nhận định của Tổng Giám đốc Ngân hàng MB (CEO MB) Phạm Như Ánh khi trao đổi với chúng tôi bên ngoài hành lang Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024 được Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 19/6.

Theo đó, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Như Ánh cho biết, hiện tín dụng bất động sản có 4 lĩnh vực, bao gồm: Ngân hàng cho người dân vay để mua nhà ở; Bất động sản khu công nghiệp; Bất động sản các dự án nhà ở; Bất động sản nghỉ dưỡng. Trong 6 tháng đầu năm, 4 lĩnh vực đều gặp khó khăn.

Đối với cho vay bất động sản mua nhà để ở, do kinh tế khó khăn và tình hình thu nhập của người dân chậm nên nhu cầu mua nhà, chuyển đổi nhà trong 6 tháng đầu năm khá chậm. Do đó, tín dụng bán lẻ của các ngân hàng đều bị ảnh hưởng, trong đó có MB.

Tương tự, thị trường cho vay bất động sản cũng rất chậm, giao dịch khá ít. Hiện giá bất động sản cũng đang ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm. Do đó nhu cầu mua nhà của người dân khá ít.

CEO MB Phạm Như Ánh.
CEO MB Phạm Như Ánh.

Lĩnh vực khó khăn thứ hai là bất động sản nghỉ dưỡng. Sau Covid-19, phân khúc này vẫn chưa được phục hồi. Hiện lượng khách du lịch được phục hồi một phần so với trước dịch nhưng lượng cung của bất động sản nghỉ dưỡng quá lớn trong giai đoạn Covid-19 và trước Covid-19. Do đó, bây giờ mảng này cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Riêng bất động sản khu công nghiệp có thể nói là điểm sáng của 6 tháng đầu năm. Cơ bản các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp đều tăng trưởng dương. Các dự án bất động sản khu công nghiệp cơ bản cũng được tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý.

Theo ông Phạm Như Ánh, vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã hạ hệ số rủi ro tín dụng bất động sản công nghiệp từ 200% xuống 160%, khuyến khích các ngân hàng cho vay. MB cũng là một ngân hàng cho vay nhiều trong mảng bất động sản khu công nghiệp. Hiện sự dịch chuyển của FDI vào Việt Nam cũng có tác động tốt lên mảng này.

Với các dự án nhà ở thì mấy năm nay vẫn nói nhiều về câu chuyện pháp lý. Vừa qua, Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành đang tập trung tháo gỡ vấn đề này và đã tháo gỡ được một phần. Quá trình này phụ thuộc vào các luật mới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở... đang được đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

“Tôi nghĩ sau khi các luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ 1/8 thì hàng loạt các vấn đề sẽ được tháo gỡ. Hy vọng đến quý III, quý IV các dự án nhà ở sau khi được tháo gỡ, lúc đó sẽ tạo một hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản. Hy vọng người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà và mục đích của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn”, ông Phạm Như Ánh nói.

Trao đổi thêm về hoạt động của MB đầu năm nay, ông Phạm Như Ánh cho biết, hết tháng 6, MB dự kiến sẽ tăng trưởng được 6-6,5%. Với mục tiêu năm nay tăng trưởng khoảng 15.5%, chúng tôi cần đạt khoảng 8% nữa trong 6 tháng cuối năm. Chúng tôi dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu vào đầu hoặc giữa quý IV.

“Khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều mà MB và các ngân hàng kỳ vọng nhất là sức hấp thụ của nền kinh tế. Ngoài sức hấp thụ của nền kinh tế, bây giờ các ngân hàng đều có các giải pháp tổng hợp, không có giải pháp duy nhất nào để đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hấp thụ thị trường. Đến nay, các ngân hàng cũng đã giảm lãi suất sâu nhất, có lẽ là trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá thấp thì cầu sẽ tăng. Các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để giải quyết khâu về giá”, CEO MB cho biết.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến 14/6/2024, tăng trưởng tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023.
Đáng chú ý, dù số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng nhưng với tình hình hiện tại sẽ khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến hết quý II đạt 5-6% mà Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tại một số địa phương tăng trưởng tín dụng còn thấp; có những tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chung, thậm chí tăng trưởng âm.
Điều đó cho thấy về tổng thể cầu tín dụng trong nước chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ là các động lực truyền thống của nền kinh tế vẫn còn những khó khăn nhất định, một bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, cùng với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/ceo-mb-pham-nhu-anh-quy-iii-quy-iv-cac-du-an-nha-o-sau-khi-duoc-thao-go-se-tao-hieu-ung-de-nguoi-dan-mua-nha-37209.html

Tin liên quan