Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 3:27

TS. Lê Xuân Nghĩa: Kinh tế sẽ phục hồi, nhưng mức tăng trưởng trên 7-8% có thể mãi mãi không trở lại

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng trong bối cảnh mới, không nên suy nghĩ lãng mạn về sự tăng trưởng GDP phải 7,5% trở lên như trước đây. Chu kỳ tăng trưởng cao như vậy có thể mãi mãi không quay trở lại.

Ts. Lê Xuân Nghĩa | kinh tế | tăng trưởng kinh tế | doanh nghiệp | thị trường |

TS. Lê Xuân Nghĩa: Kinh tế sẽ phục hồi, nhưng mức tăng trưởng trên 7-8% có thể mãi mãi không trở lại

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Thay đổi thể chế để ứng phó… vạn biến

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức ổn định và triển vọng. Đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế sau khi đánh giá các chỉ số kinh tế trong nửa đầu năm.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 1/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020-2023. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn như biến động của thị trường tài chính quốc tế, sự biến đổi khí hậu và các yếu tố địa phương khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế quý 1/2024 khả quan
Tăng trưởng kinh tế quý 1/2024 khả quan

Đặc biệt, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% như mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế các quý cuối năm cần đạt từ 5,85-6,28% ở kịch bản tăng trưởng 6% và từ 6,32-7,08% ở kịch bản tăng trưởng 6,5%. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp thực sự mạnh mẽ và hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa, trong bối cảnh hiện nay, sự “hỗn loạn” có thể xem là nhân tố mới của “bình thường mới”.

Đề cập đến những xu hướng chính trên thế giới, ông Nghĩa cho biết cuộc chiến lớn nhất mà thế giới đang đương đầu là biến đổi khí hậu. Các quốc gia lớn sẽ phải ngồi lại với nhau để khoanh vùng xung đột và cùng ứng phó với thách thức từ biến đổi khí hậu.

Theo ông, năm 2026, tất cả hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu đều phải báo cáo phát thải khí nhà kính. Báo cáo này phải được kiểm toán bởi các công ty độc lập của họ chứ không phải của Việt Nam. Thậm chí, Mỹ cũng đang soạn thảo quy định tương tự và nội dung có thể còn khắc nghiệt hơn Châu Âu.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa

Một xu thế tiếp theo là xu thế đa cực. “Chiến tranh, cấm vận, trừng phạt… là sự “giãy giục” của chủ nghĩa đơn cực khi chuyển sang xu thế đa cực”, ông Nghĩa nói.

Với Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng nên giữ tâm thế lạc quan, bởi "cuộc chiến tranh nào rồi cũng kết thúc, cuộc gào thét nào rồi cũng sẽ im lặng" và sớm muộn gì kinh tế cũng phải phục hồi.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, đi cùng với xu thế tiết kiệm tài nguyên, xu thế tiêu dùng xanh… thì tăng trưởng kinh tế không thể cao được, chỉ loanh quanh 4,5-6%... là tốt. 

“Chúng ta không nên suy nghĩ lãng mạn về sự tăng trưởng trên 7%. Chu kỳ tăng trưởng cao như vậy có thể mãi mãi không quay trở lại”, ông Nghĩa nói.

Biến đổi khí hậu là thách thức lớn toàn cầu phải đối mặt. (Ảnh minh hoạ)
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn toàn cầu phải đối mặt. (Ảnh minh hoạ)

Ông Nghĩa băn khoăn trước bối cảnh trên, năng lực thể chế của Việt Nam có thay đổi kịp, thích ứng kịp hay không? 

“Hiện nay có vô vàn sự thay đổi công nghệ chúng ta chưa làm được bởi sự thay đổi của thể chế không kịp. Chúng ta không có khả năng thay đổi thế giới, chúng ta chỉ có khả năng thay đổi chính mình - chính là thay đổi thể chế”, ông Nghĩa nêu.

Triển vọng nào cho tăng trưởng 2024?

Theo đánh giá của Ngân hàng UOB, trong khi những rủi ro bên ngoài tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế thế giới thì triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự phục hồi của nhu cầu chip bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như những sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng đang diễn ra.

“Dựa trên dữ liệu được công bố cho đến nay, kỳ vọng tăng trưởng GDP trong quý 2 sẽ tăng lên 6% so với cùng kỳ, kéo dài mức tăng 5,66% trong quý 1. Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024”, UOB đưa kỳ vọng.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 được dự báo khoảng 6%
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 được dự báo khoảng 6%

Dự báo tăng trưởng của UOB dựa trên cơ sở các hoạt động kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, dòng vốn FDI tích cực và Chỉ số Nhà quản lý mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất đã tăng 4/5 tháng đầu năm, trong đó tháng 5/2024 ở mức 50,3 điểm.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tăng 8,9% so với cùng kỳ trong tháng 5, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp trong năm 2024; xuất khẩu hàng hóa ghi nhận tháng thứ ba tăng trưởng hai con số. Tính từ đầu năm đến tháng 5/2024, xuất khẩu tăng 16% so với cùng kỳ và nhập khẩu tăng 18,6% so với mức âm trong cùng kỳ năm 2023…

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng nhờ các yếu tố rủi ro bên ngoài được dự báo và trong tầm kiểm soát; các động lực tăng trưởng (cả truyền thống và mới) được khai thác, phát huy hiệu quả cao hơn; và kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, niềm tin của doanh nghiệp và người dân được củng cố....

“Cả năm 2024 có thể tăng 6-6,5% theo kịch bản cơ sở đạt mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra hoặc có thể khả quan hơn, khoảng 6,5-7% ở kịch bản tích cực”, ông Lực dự báo.

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 chỉ trong khoảng 5,5-6% do tiếp tục  phải đối mặt với một số thách thức như trì hoãn cắt giảm lãi suất của FED làm giảm xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, và xung đột địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu và sản xuất của Việt Nam.

“Đây là những vấn đề đáng báo động và sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong trung và dài hạn và nó phản ánh sự thiếu hụt các động lực tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, nếu để kéo dài sẽ nguy cơ suy thoái”, ông Việt quan ngại.

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 4/2024 cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 chỉ đạt 5,5% và năm 2025 là 6,0%.

WB nhận định, Chính phủ dự kiến tiếp tục duy trì chính sách tài khóa theo hướng tương đối mở rộng trong năm 2024, nhưng sẽ quay lại thắt chặt chính sách tài khóa trong các năm sau đó.

Theo WB, rủi ro và cơ hội đối với triển vọng dự báo trên nhìn chung đang ở thế cân bằng, tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị và thiên tai liên quan đến khí hậu gia tăng sẽ làm tăng rủi ro cho Việt Nam./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/ts-le-xuan-nghia-kinh-te-se-phuc-hoi-nhung-muc-tang-truong-tren-7-8-co-the-mai-mai-khong-tro-lai-37115.html

Tin liên quan