Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 7, số dư tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng đạt 6.389.593 tỷ đồng, tăng 8,93% so với cuối năm 2022.
Tháng trước đó (tháng 6) tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 6,38 triệu tỷ đồng, tăng 8,82% so với cuối năm 2022. Như vậy, tiền gửi của dân cư tăng liên tiếp kể từ tháng 10 năm ngoái.
So với tháng 5, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng thêm 35.341 tỷ đồng. So với cuối năm 2022, số tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng đã tăng thêm hơn 429.000 tỷ đồng.
Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 7, số dư đạt 5.909.707 tỷ đồng, giảm hơn 74.200 tỷ đồng so với tháng 6.
Ảnh minh họa
Liên quan đến việc này, mới đây, tại cuộc họp Chính phủ, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã phải thốt lên rằng, toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền”.
Cụ thể, ngày 7/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, chưa bao giờ điều hành tín dụng khó như bây giờ. Hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang "tồn kho tiền".
Dù Ngân hàng Nhà nước cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, để lắng nghe ý kiến, rà soát, điều chỉnh quy định pháp lý, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm lãi suất cho vay,… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay". Chữa căn bệnh thiếu tiền dễ hơn thừa tiền. Đây là vấn đề rất khó.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, đến ngày 29.8.2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỉ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).
Ba năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống tăng thêm bình quân khoảng 1 triệu tỉ đồng/năm. Thực tế, doanh số cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế trong năm lớn hơn rất nhiều lần. Cụ thể, năm 2021 là 17,4 triệu tỉ đồng; năm 2022 là 19,7 triệu tỉ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 gần 10,2 triệu tỉ đồng.
Thời gian qua, tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tuy có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2022 nhưng vẫn trong xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỉ đồng), lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó, tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Trung Kiên
Tổng cục Thuế cho biết, trong 9 tháng tổng số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn, miễn, giảm là khoảng 148.292 tỷ đồng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, với nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước.
Các ngân hàng đã phát hành TPDN riêng lẻ nhiều nhất trong quý 3, gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) phát hành 15.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) phát hành 9.200 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) phát hành 6.000 tỷ đồng…
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.
Tài sản được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất đối với khu đất tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với tổng diện tích 492,292 m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CO 273276 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An cấp.
Theo bản kết luận điều tra vụ án, trong quá trình thực hiện việc phát hành trái phiếu, các Công ty Ngôi Sao Việt, Soelil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng với VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long; SHB Trung tâm kinh doanh; Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo và dịch vụ quản lý tài khoản trái phiếu.
Theo kết luận điều tra, ông chủ Tân Hoàng Minh đã thông đồng với các bị can, đối tượng tại Công ty Kiểm toán Nam Việt, Chi nhánh phía Bắc và Công ty CPA Hà Nội để kiểm toán, hợp thức số liệu, "làm đẹp" Báo cáo tài chính năm 2020 - 2021 của các công ty, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trái Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để hợp thức cho các công ty có đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định Nghị định 153/2020...
Văn bản được ban hành sau khi Sở Tư pháp Lâm Đồng nhận được Văn bản số 9045/CSKT ngày 26/9/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội về việc đang điều tra xác minh vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án, gây thiệt hại cho bị hại (cá nhân, tổ chức mua trái phiếu Tân Hoàng Minh) tổng số hơn 8.643 tỷ đồng, kết quả điều tra thu hồi được tổng số tiền hơn 8.644 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, hoàn trả cho bị hại trong vụ án theo quy định pháp luật.
Theo báo cáo, trong ngày 22/9/2023, nhà băng này đã phát hành thành công 100 trái phiếu, mệnh giá 1.000.000.000 đồng/trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị 100 tỷ đồng.