Trước tình hình xảy ra gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc từ cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6 năm 2023, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành đột xuất về quản lý và điều hành cung cấp điện của EVN và các đơn vị có liên quan (giai đoạn từ 1/1/2021 đến 1/6/2023) tại Quyết định số 1377/QĐ-BCT ngày 08 tháng 6 năm 2023 và thành lập Tổ giám sát hoạt động thanh tra tại Quyết định số 1378/QĐ-BCT ngày 08 tháng 6 năm 2023.
Trong gần một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật về thanh tra, Đoàn Thanh tra đã hoàn thành các nội dung theo đề cương và đã có báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương kết quả thanh tra (Báo cáo số 19/BC-ĐTT ngày 07 tháng 7 năm 2023). Căn cứ Báo cáo của Đoàn Thanh tra, Báo cáo kết quả thẩm định, ngày 10/7/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Kết luận số 4463/KL-BCT về quản lý và điều hành cung cấp điện của EVN và các đơn vị có liên quan đến cung cấp điện. Kết luận Thanh tra đã được Bộ Công Thương tổ chức công bố công khai toàn văn sáng ngày 12 tháng 7 năm 2023 tại Bộ theo quy định.
Theo đó, kết luận thanh tra đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021 - 2023 của EVN và các đơn vị có liên quan.
Cụ thể, chậm đầu tư, hoàn thành nguồn và lưới điện; Chậm khắc phục sự cố tổ máy của một số nhà máy nhiệt điện làm giảm khả năng cung cấp điện; Không chấp hành nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các Quyết định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kế hoạch cung ứng điện, biểu đồ cung cấp nhiên liệu cho sản xuất điện làm bị động trong việc chuẩn bị nguồn điện, giảm dự phòng an ninh năng lượng;
Điều độ, vận hành hệ thống điện mất cân đối trong huy động các loại hình nguồn điện trong nhiều thời điểm; Vi phạm trong chỉ đạo, điều hành, lập lịch, điều độ vận hành hệ thống điện quốc gia mùa khô năm 2023; Để gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc từ nửa cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6 năm 2023, cắt điện đột ngột, không báo trước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất-kinh doanh và môi trường thu hút đầu tư.
Từ những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Bộ Công Thương đã đề nghị và yêu cầu, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo phân cấp quản lý nhà nước) căn cứ Kết luận thanh tra, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với Hội đồng thành viên EVN, các cá nhân có liên quan.
Cùng với đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam căn cứ Kết luận thanh tra, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với Ban Tổng Giám đốc, các Ban tham mưu, các đơn vị thành viên và cá nhân, tập thể có liên quan.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, căn cứ Kết luận thanh tra, chỉ đạo Tổng công ty Điện lực - TKV, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tập thể, cá nhân vi phạm có liên quan.
Ngoài ra, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Dầu khí và Than căn cứ Kết luận thanh tra, tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực được giao, tiến hành xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm (nếu có).
“Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện các biện pháp trong quản lý và điều hành cung cấp điện nêu tại Kết luận Thanh tra, chủ động khắc phục các tồn tại, hạn chế kịp thời, không để tình trạng thiếu điện, tiết giảm điện trong thời gian tới”, kết luận thanh tra nêu rõ.
Yến Nhi
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự được Viet Research cùng Báo Đầu tư vinh danh ở hạng mục “Top 10 Ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả” (Top 10 Most Innovative Banks Vietnam – VIE10). Bên cạnh đó, SeABank cũng được trao tặng danh hiệu “Top 10 Ngân hàng tư nhân uy tín 2023” bởi Vietnam Report.
Tính đến cuối tháng 4, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng thêm 52.000 tỷ đồng, lên hơn 6,33 triệu tỷ đồng, tăng 7,96% so với cuối năm 2022.
Nhân viên VIB Sông Bé sử dụng thủ đoạn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân đưa vào ngân hàng để làm thủ tục vay vốn.
Nhiều ý kiến cho rằng mức hoa hồng đến 40% giá trị hợp đồng năm đầu tiên dành cho tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ là rất cao. Trong khi giới chuyên gia không nghĩ vậy!
Sau khi ghi nhận phản ánh của người dân tại chung cư HQC Nha Trang, UBND Khánh Hòa đã xử phạt Công ty Hoàng Quân.
Sau nhiều quý nhường ngôi “quán quân” cho nhóm ngành ngân hàng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đến tháng 6 vừa qua, nhóm bất động sản đã “giành lại” ngôi vị đứng đầu.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) với tổng tỷ lệ 20,3% để tăng vốn điều lệ từ gần 20.403 tỷ đồng lên 24.537 tỷ đồng. Kế hoạch này nằm trong lộ trình tăng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của SeABank và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
“Chúng tôi cũng đang triển khai thông qua quy trình thanh tra, sau một thời gian ngắn nữa sẽ xử lý nghiêm vi phạm của những công ty này (Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife - PV) và tiếp tục công bố.” – Thứ trưởng Bộ Tài chính nói về việc thanh tra lĩnh vực bảo hiểm.
Đến 20/6/2023, chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn đã thu hẹp đáng kể về chỉ còn vào khoảng 92 ngàn tỷ đồng từ mức gần 300 ngàn tỷ đồng vào cuối tháng 4.