Ngày 5/7, các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với VKSND tỉnh Bình Dương đã thi hành lệnh khởi tố, bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Trần Viết Kiều (sinh năm 1980, thường trú tại P.9, Phú Nhuận, TP.HCM). Trần Viết Kiều là Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Sông Bé (VIB Sông Bé) tại 512 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, để điều tra về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương phát hiện nhóm đối tượng có hành vi cấu kết nhân viên ngân hàng tìm kiếm các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay số tiền lớn trong thời gian ngắn để đáo hạn ngân hàng.
Nhân viên ngân hàng giả vờ tiếp nhận hồ sơ và đồng ý giải ngân trước một phần tiền nhưng thực chất là chuyển tiền từ các đối tượng cho vay sang cho họ. Sau một thời gian, nhân viên ngân hàng thông báo hồ sơ vay ngân hàng không thể thực hiện được và yêu cầu cá nhân phải trả nợ gốc và tiền lãi từ 0,4 - 0,5%/ngày.
Trường hợp các cá nhân không trả tiền nợ gốc và lãi, nhóm đối tượng đến nhà ép buộc cá nhân viết giấy nợ và chiếm đoạt các tài sản khác của họ để cấn trừ nợ. Hoạt động của nhóm đối tượng gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Nhân viên ngân hàng còn sử dụng thủ đoạn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân để đưa vào ngân hàng để làm thủ tục vay vốn. Qua điều tra ban đầu, Trần Viết Kiều khai nhận đã cùng đồng bọn thực hiện hành vi làm giả 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cá nhân với mục đích làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng. Kiều chưa kịp thực hiện thì đã bị cơ quan công an phát hiện.
Hiện Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác của nhóm đối tượng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Khắc Vỹ
Nhiều ý kiến cho rằng mức hoa hồng đến 40% giá trị hợp đồng năm đầu tiên dành cho tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ là rất cao. Trong khi giới chuyên gia không nghĩ vậy!
Sau khi ghi nhận phản ánh của người dân tại chung cư HQC Nha Trang, UBND Khánh Hòa đã xử phạt Công ty Hoàng Quân.
Sau nhiều quý nhường ngôi “quán quân” cho nhóm ngành ngân hàng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đến tháng 6 vừa qua, nhóm bất động sản đã “giành lại” ngôi vị đứng đầu.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) với tổng tỷ lệ 20,3% để tăng vốn điều lệ từ gần 20.403 tỷ đồng lên 24.537 tỷ đồng. Kế hoạch này nằm trong lộ trình tăng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 của SeABank và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
“Chúng tôi cũng đang triển khai thông qua quy trình thanh tra, sau một thời gian ngắn nữa sẽ xử lý nghiêm vi phạm của những công ty này (Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife - PV) và tiếp tục công bố.” – Thứ trưởng Bộ Tài chính nói về việc thanh tra lĩnh vực bảo hiểm.
Đến 20/6/2023, chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn đã thu hẹp đáng kể về chỉ còn vào khoảng 92 ngàn tỷ đồng từ mức gần 300 ngàn tỷ đồng vào cuối tháng 4.
Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng; Giảm thuế giá trị gia tăng 2%; Giảm 36 khoản phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp … là những chính sách quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và doanh nghiệp đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2023.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP 30/6/2023 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội.
Chiều 30/6, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.
Sông Hồng Hoàng Gia chậm thanh toán gốc, lãi cho lô trái phiếu có mã SHHCH2125001 - đây là kết quả được báo trước khi mà công ty dù thua lỗ triền miên nhưng vẫn được MB và MBS thu xếp phát hành.