Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được công bố mới đây cho thấy, tính đến 31/5/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng.
Trước đó, kết thúc quý I/2024, nguồn vốn tại các ngân hàng dành cho vay với bất động sản đạt 1.162.797 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 2 tháng đầu của quý II/2024, các nhà băng đã rót thêm vào thị trường bất động sản 42.640 tỷ đồng.
Theo thống kê, lĩnh vực được các nhà băng ưu tiên rót vốn nhiều nhất trong thời gian qua là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác với tổng dư nợ 424.422 tỷ đồng.
Tiếp đến là các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 318.799 tỷ đồng.
Đứng thứ ba là dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 126.794 tỷ đồng.
Tiếp đó là dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 94.402 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đứng thứ năm với 86.330 tỷ đồng.
Xếp sau lần lượt là dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 61.483 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 49.127 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng cho thuê đạt 44.080 tỷ đồng.
Ngoài ra, số dư bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là 14.406 tỷ đồng.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng đã đạt 3,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của 5 tháng đầu năm cộng lại. Ngành ngân hàng hoàn thành ngoạn mục chỉ tiêu Chính phủ giao.
Tuy nhiên, đáng chú ý là một trong những lĩnh vực cho vay chính của tăng trưởng tín dụng là bất động sản thời gian qua giảm mạnh do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân đều chậm lại.
“Mặc dù giá nhà đang ở mức cao nhưng giao dịch thực tế không nhiều, nguyên nhân được cho là giá nhà đang chênh lệch lớn so với thu nhập của người dân, xu hướng này vẫn duy trì do kinh tế khó khăn và thu nhập chưa có dấu hiệu tăng trở lại”, Ngân hàng Nhà nước nhận định./.
Chỉ trong 2 ngày liên tiếp từ 31/7-1/8/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã: HDB) đã thu về 5.700 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.
Bộ Tài chính cho biết, tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí lệ phí và tiền thuê đất ước tính đến hết tháng 7 khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng.
7 tháng đầu năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
ACB dự kiến phát hành tối đa 150.000 trái phiếu trong 15 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng.
Tính đến ngày 20/7/2024, “ông lớn” ngân hàng quốc doanh này chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nắm hơn 1% vốn điều lệ là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thời gian qua, dù “đua nhau” tăng lãi suất huy động nhưng theo khảo sát vào đầu tháng 8 này, hầu hết các nhà băng vẫn tiếp tục duy trì và triển khai mới các gói vay ưu đãi mua nhà với lãi suất thấp.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB, nắm giữ 125 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 4,949%. Nhóm người có liên quan tới ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu hơn 15,316%, tương đương hơn 388 triệu cổ phần của VIB.
Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến với các bộ, ban, ngành liên quan đến hồ sơ dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3-5%.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu tính đến cuối tháng 5/2024 tăng 0,39% so với cuối năm 2023, từ mức 4,55% lên 4,94%.