Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; trong đó quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cũng như nêu rõ các trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán. Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Theo nghị định trên, tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
Thứ hai, khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
Thứ tư, khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Tổ chức cung ứng ví điện tử phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng
Nghị định số 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ. Theo đó, Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi đáp ứng đầy đủ và phải đảm bảo duy trì đủ các điều kiện sau đây trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể như sau:
Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Bên cạnh đó, có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu: 50 tỷ đồng đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đã góp hoặc vốn được cấp;
Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2024/NĐ-CP;
Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm là người quản lý, người điều hành của tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật; phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam (Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền).
Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật) có bằng cao đẳng trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;
Có Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị cấp Giấy phép được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 theo quy định của pháp luật;
Đối với dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch giao dịch tài chính và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;
Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ ở trên, tổ chức cung ứng dịch vụ phải: được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan; có thỏa thuận kết nối với ít nhất 50 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tổng vốn điều lệ trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chiếm trên 65% tổng vốn điều lệ của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hệ thống các tổ chức tín dụng và ít nhất 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; có cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 4 theo quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống kỹ thuật của tổ chức tham gia có thỏa thuận kết nối; có hệ thống máy chủ thực hiện theo quy định pháp luật và đáp ứng năng lực xử lý tối thiểu 10 triệu giao dịch thanh toán/ngày;
Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đấu thầu thành công 79 lô tương đương 7.900 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 9 thành viên.
Xu hướng tăng lãi suất huy động đã xuất hiện từ cuối tháng 3 và diễn ra trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 5. Hiện nhiều nhà băng đã niêm yết mức lãi suất huy động cao nhất lên mức 6,2%/năm.
Mặc dù thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất, còn 8% với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà nhưng lãi suất cao, thời hạn ưu đãi ngắn, trong vòng 3-5 năm nên "chưa thực sự thu hút người vay”.
Trong tháng 5/2024, 28 mã trái phiếu thuộc 24 tổ chức phát hành trị giá 15 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn; trong đó, ước tính có khoảng 4,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 30% có nguy cơ chậm trả nợ đến hạn.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 4848/BTC-ĐT ngày 13/5/2024 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn NSTW (vốn trong nước) do địa phương quản lý.
Phiên đấu thầu vàng lần thứ 7 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức thành công với 11 thành viên, trúng thầu tổng 12.300 lượng vàng miếng SJC.
Dữ liệu công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, trong tháng 4, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) đã phát hành gần chục lô trái phiếu và thu về hơn 2.000 tỷ đồng. Đây cũng là nhà băng phát hành trái phiếu thuộc top đầu thị trường tháng 4 vừa qua.
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam; Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024… ghi nhận những nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong giai đoạn 2015-2023, Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra tại 19 đơn vị kinh doanh bất động sản. Bộ đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.418 tỷ đồng, trong đó yêu cầu nộp ngân sách nhà nước 493,1 tỷ đồng, xử lý tài chính khác gần 1.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2015-2023, có 330 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước với tổng giá trị phát hành 726.335 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành bình quân đạt 3,69 năm, lãi suất phát hành bình quân đạt 10,15%/năm.