Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, hết 10 tháng năm 2024, cả nước có 3.896 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, bằng 100,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 3.920, bằng 113,9% so với cùng thời điểm năm 2023.
Số hoàn tất thủ tục giải thể là 1.020 doanh nghiệp, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Số quay lại hoạt động là 2.767 doanh nghiệp, bằng 142,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, điểm tích cực trong 10 tháng qua là trong khi doanh nghiệp bất động sản thành lập mới vẫn thấp hơn số tạm dừng hoạt động thì số quay lại thị trường tăng mạnh. Diễn biến này phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay.
Dữ liệu của các công ty tư vấn, nghiên cứu về thị trường bất động sản cho thấy, từ đầu năm đến nay, không chỉ giao dịch tăng mạnh mà một số phân khúc, như: đất nền, nhà phố, chung cư, biệt thự… tại Hà Nội và TP.HCM giá còn liên tục tăng cao và lập đỉnh mới.
Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý III vừa qua, thị trường bất động sản nhà ở tiếp tục ghi nhận nguồn cung đạt mức 22.412 sản phẩm được chào bán trên thị trường, với khoảng 14.750 sản phẩm mở bán mới, giảm 25% so với quý trước nhưng đã tăng 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo báo cáo, mặc dù có sự sụt giảm về số lượng theo thống kê, nhưng nguồn cung quý III vẫn cho thấy sự "tăng trưởng" khi xuất hiện một số dự án mới, đặc biệt có sự góp mặt của dự án quy mô lớn bắt đầu triển khai giúp thị trường trở nên "náo nhiệt" hơn.
Trong quý toàn thị trường ghi nhận khoảng 10.400 giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 51%. Điều này phản ánh sự quan tâm của thị trường đối với các sản phẩm bất động sản mới, mặc dù phần lớn nguồn cung mới được hoàn thiện với tiêu chuẩn cao và chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí liên quan đến đất đai, đang gia tăng.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thị trường đã ghi nhận 38.797 sản phẩm mới được chào bán và 30.589 giao dịch thành công, gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2023./.
Thị trường bất động sản tại TP.HCM đang chứng kiến sức nóng tăng cao, đặc biệt ở phân khúc cao cấp với tỷ lệ hấp thụ ấn tượng.
Lượng tồn kho nhà ở riêng lẻ, đất nền trong quý III/2024 là 21.249 căn/nền (nhà ở riêng lẻ có 12.250 căn; đất nền có 8.999 nền), tăng 52% sau một quý.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư quý III tại một số khu vực tăng cục bộ lên 35-40% so với quý trước.
Theo thông báo, khách hàng tham gia nộp tiền đặt trước từ ngày 13/11 đến 8h ngày 15/11 vào tài khoản ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam.
Yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại.
Thời điểm này đang sốt giá đất, giá đất cao, nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê, có người mới vừa mua thì đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá…
Thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập…
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hanoi Melody Residences theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường bất động sản hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì, theo VARS.
Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2024 chứng kiến sự phân hóa giữa các phân khúc; trong khi chung cư cao cấp đang “chiếm lĩnh” thị trường thì nhà ở bình dân rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.