Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 6/5/2023 về việc uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể.
Nghị quyết nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho UBND cấp huyện:
Quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất, thành viên Hội đồng bao gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện làm chủ tịch hội đồng và lãnh đạo cơ quan tài chính cấp huyện làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do UBND cấp huyện quyết định. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức xác định giá đất.
Nghị quyết cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để UBND cấp huyện thực hiện việc quyết định giá đất cụ thể được uỷ quyền theo quy định trên; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã uỷ quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình uỷ quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (6/5/2023) và thực hiện đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.
Phải khẩn trương triển khai các giải pháp hoàn thành thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản, tạo chuyển biến, tác động tích cực ngay đến thị trường bất động sản, không thể cứ họp nhiều nhưng thị trường vẫn như vậy, vướng mắc vẫn như vậy.
Sau chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng cũng như của Tổ công tác, đến nay bước đầu đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc về mặt pháp lý cho các dự án bất động sản.
Thị trường bất động sản trải qua quý 1/2023 với nhiều trợ lực từ phía Chính phủ song vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Các chủ thể từ doanh nghiệp cho đến nhà đầu tư đều mang chung trạng thái chờ đợi là chủ yếu.
Bí quyết dành cho những người muốn thành công trong lĩnh vực bất động sản rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm bắt được nguyên tắc lý thuyết và áp dụng thuần thục vào thực hành.
Theo báo cáo căn hộ vừa mới phát hành của Cushman & Wakefield trong quý 1/2023, các chủ đầu tư e ngại mở bán các dự án mới do những tác động bất lợi của việc kiểm soát tín dụng và sự lo lắng của khách hàng liên quan đến các vấn đề pháp lý...
Các địa phương có mức giảm giá nhiều, gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hoà và Đồng Nai…
Theo báo cáo về thị trường bất động sản tại Hà Nội quý I/2023 của Savills, phân khúc biệt thự/liền kề tại Hà Nội vẫn khá “tĩnh lặng” với những thay đổi không nhiều về nguồn cung, giá sơ cấp cũng như giao dịch.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ, dự thảo Luật kinh doanh BĐS lần này bổ sung quy định về nhận tiền đặt cọc khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và thực hiện giao dịch theo đúng quy định.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, dự thảo Luật Kinh doanh BĐS chưa có quy định rõ ràng về cơ chế bảo vệ quyền lợi của khách hàng, người tham gia vào giao dịch BĐS hoặc tham gia sàn giao dịch, hậu quả pháp lý liên quan đến trách nhiệm của chủ đầu tư, nhất là của sàn giao dịch…
Giá rao bán nhà phố tại Hà Nội và TP.HCM trong quý đầu năm 2023 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.