Trao đổi tại hội nghị, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản (BĐS) đã có sự phát triển vượt bậc trong 20 năm qua nhưng trong quá trình phát triển cũng đối diện rất nhiều thách thức, khó khăn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.
Theo ông Châu, thị trường BĐS hiện nay đang rất khó khăn và khó khăn lớn nhất là vướng mắc về pháp lýchiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp BĐS, các dự án BĐS. Khó khăn tiếp theo là vướng mắc, bất cập trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Rồi việc tiếp cận nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp đang gặp rất nhiều vướng mắc.
Hiện thị trường BĐS đang có sự lệch pha do thiếu hụt nguồn cung vì nguồn cung liên tục sụt giảm từ năm 2018 đến nay. Chẳng những thiếu hụt nguồn cung mà cơ cấu sản phẩm trên thị trường lại phát triển mất cân đối vì nhà ở mà đa số người dân đang rất cần là nhà có giá vừa túi tiền, mức giá khoảng từ 30 triệu/m2 trở xuống hoặc nhà ở xã hội nhưng cả 2 loại này đang rất thiếu.
Chẳng hạn như ở TP.HCM, năm 2020 chỉ có 1% nhà ở là giá vừa túi tiền. Năm 2021 đến nay, không có nhà ở thương mại nào có giá vừa túi tiền và nhiều đô thị cũng mất cân đối như thế.
Bên cạnh đó, tỉ lệ nhà ở cao cấp liên tục gia tăng. Nếu tính 2020, tỉ lệ nhà ở cao cấp chiếm 70% thị phần thì năm 2021, 2022, tỉ lệ này tăng lên 80% thị trường còn lại là nhà ở trung cấp. Điều đó có nghĩa là thị trường BĐS thiếu hụt nguồn cung và đặc biệt thiếu hụt nhà vừa túi tiền.
Theo ông Châu, việc vừa thiếu hụt nguồn cung, vừa thiếu hụt nhà ở giá vừa túi tiền nên giá nhà bị đẩy lên mức rất cao. Nhà ở xã hội hiện nay đã có những căn mức giá lên tới khoảng 25 triệu/m2, trong khi trước đây mục tiêu của chúng ta chỉ ở mức trên dưới 15 triệu/m2.
Còn nhà ở thương mại, như ở TPHCM hiện nay, tìm căn nhà giá dưới 35 triệu là không ra, thậm chí có những nhà siêu sang, được đẩy giá lên tới 500-700 triệu đồng/m2. Nhà ở siêu sang, cao cấp rất cần cho thị trường vì đáp ứng nhu cầu của người giàu nhưng đa số người dân cần loại nhà phù hợp với khả năng tài chính.
Để xử lý vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trường kể từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đặc biệt trong năm 2022, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18, đặt mục tiêu rất cụ thể, đến hết năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai và một số luật liên quan bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Đó là mục tiêu cực kỳ quan trọng mà hiện nay Chính phủ đang nỗ lực thực hiện.
Mới đây, ngày 6/1/2023, Thủ tướng đã ký Nghị quyết 01 của Chính phủ để định hướng phát triển KTXH của năm 2023, trong đó có những định hướng, chủ trương để giải quyết vướng mắc khó khăn của thị trường BĐS.
Với những động thái phản ứng kịp thời của Chính phủ, và đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ, nhất là việc thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thị trường BĐS sẽ được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Giao dịch sụt giảm khiến doanh nghiệp khó khăn
Trao đổi kỹ hơn về những vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, ông Châu cho biết, hiệntình trạng thiếu tiền mặt của doanh nghiệp, tình trạng bị giảm thanh khoản, thậm chí có doanh nghiệp bị mất thanh khoản không phải chỉ xảy ra ở doanh nghiệp nhỏmà kể cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng đang gặp phải. Nguyên nhân là giao dịch trên thị trường BĐS bị sụt giảm, thậm chí không có giao dịch nên không huy động được nguồn vốn của khách hàng.
Theo ông Chủ tịch HoREA, chẳng những doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, kể cả người mua nhà, nhà đầu tư cũng khó tiếp cận tín dụng. Thậm chí, có những hoàn cảnh trớ trêu là ngân hàng đã ký hợp động tín dụng rồi nhưng dừng giải ngân khiến cả doanh nghiệpvà khách hàng đều gặp khó khăn lớn.
Do đó, ông Châu đề nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bởi vì ngày 5/12 mới công bố nới room tín dụng lên 1,5-2% nhưng thực chất, đến hết 31/12/2022, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể mức tăng trưởng tín dụng toàn năm 2022 chỉ đạt 14,5%.
Điều đó có nghĩa còn khoảng 1,5-2% mà trần tín dụng được nới room không được đưa vào nền kinh tế. Điều này nghĩa là sử dụng nguồn vốn không được kịp thời, không được hỗ trợ cho nền kinh tế như kỳ vọng của Chính phủ.
Mặc dù vậy, theo ông Châu, ở đây cũng có trách nhiệm của doanh nghiệp vì doanh nghiệp là người sử dụng vốn. Hiện nay khó khăn có những nguyên nhân do cơ chế, chính sách và Nhà nước đang tháo gỡ nhưng cũng có nguyên nhân do đầu tư dàn trải của doanh nghiệp do không lượng sức mình.
Cũng có nguyên nhân là doanh nghiệp cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường. Do đó, đề nghị doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm để cùng tham gia với Nhà nước cùng với khách hàng, người chủ trái phiếu của mình để tìm giải pháp.
Đứng từ phía doanh nghiệp, chúng ta giảm kỳ vọng lợi nhuận, cùng thực hiện được các giải pháp như thời gian vừa qua, chẳng hạn giảm giá bán 45- 50%, chiết khấu sâu, chuyển đổi trái phiếu… thậm chí sẵn sàng bán, chuyển nhượng những dự án không đủ sức đầu tư tiếp để có thể cơ cấu lại, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tái cơ cấu lại đầu tư.
Bên cạnh đó, rất mong nhà đầu tư, người mua nhà cùng hợp lực với nhau để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của thị trường BĐS chứ không chỉ đứng từ góc độ Nhà nước, doanh nghiệp. Cả nhà đầu tư, khách hàng mua nhà cùng tham gia hợp tác với nhau theo tinh thần tìm điểm cân bằng về lợi ích giữa các bên.
“Một vấn đề rất quan trọng là niềm tin thị trường. Theo đó, rất mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước có những thông điệp rất kịp thời như thời gian vừa qua. Nhưng tới đây, chúng tôi đề nghị tiếp tục có những thông điệp để người dân và thị trường yên tâm”, ông Châu nói.
Sau 7 năm thực hiện, HoREA nhận thấy quy định bảo lãnh bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.
Kể từ năm 2018, thị trường căn hộ Hà Nội có sự chênh lệch lớn giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, mỗi năm giá sơ cấp trung bình tăng 11%, trong khi giá thứ cấp tăng 5%. Đến nay, giá sơ cấp đã cao hơn giá thứ cấp 42% (tăng từ mức 14% trong năm 2018).
Theo DKRA, phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.
Chủ tịch VPCORP và HKT Group Nguyễn Nam Hiền cho rằng nhà nước chỉ nên tạo cơ chế hỗ trợ thông qua điều chỉnh chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tự điều tiết chứ không nên dùng ngân sách để “giải cứu”.
2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty quốc tế lựa chọn gia nhập Hà Nội.
Theo chuyên gia Savills, “bóng ma” lãi suất cao sẽ kìm hãm lạm phát trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu bất động sản nói chung sẽ có chiều hướng giảm và Việt Nam cũng không ngằm ngoài xu hướng đó.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo 2023” nhằm tổng kết thị trường bất động sản 2022 và đưa ra những dự báo về thị trường bất động sản 2023 cùng các kiến nghị giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội hồi phục và phát triển.
Mặc dù chỉ số tâm lý của người tiêu dùng giảm nhưng nhiều người vẫn cho rằng giá bất động sản (BĐS) sẽ tăng. Gần 70% người tham gia khảo sát dự định mua BĐS trong năm 2023.
Bắt đầu từ hôm nay (3/1/2023) sẽ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) . Đối tượng lấy ý kiến bao gồm các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.