Sự dịch chuyển nhu cầu trong kênh đầu tư BĐS
Tại tọa đàm “Bất động sản dòng tiền Cash-Home: Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024”, các chuyên gia khẳng định: Bất động sản để ở không tạo ra dòng tiền. Kênh đầu tư cho thuê bất động sản, đặc biệt cho người nước ngoài thuê với giá cao rồi đi thuê nơi khác để ở, tạo ra dòng tiền liên tục và đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Sự dịch chuyển hành vi từ mua căn hộ để ở, để chờ tăng giá sang việc mua cho thuê, tạo dòng tiền đến từ nhu cầu thực của thị trường.
Báo cáo của Savills World Research cho thấy thị trường căn hộ dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, đang phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu thuê ngày càng cao từ người trẻ độc thân, sinh viên và chuyên gia nước ngoài.
Số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, năm 2023, Sở đã chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài cho 11.195 lượt tổ chức, doanh nghiệp, với 14.024 vị trí công việc dự kiến tuyển dụng.
Sự gia tăng về số lượng các chuyên gia nước ngoài tại Hà Nội đã tạo ra nguồn cầu vững chắc cho căn hộ dịch vụ, giúp phân khúc căn hộ cho thuê tăng trưởng tích cực.
Sức nóng của thị trường và nhu cầu sử dụng căn hộ dịch vụ gia tăng đang tạo ảnh hưởng trực tiếp lên giá thuê. Trong quý I/2024, giá thuê trung bình đạt 579.000 VNĐ/m2/tháng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời ổn định theo quý. Đặc biệt tại phân khúc căn hộ Studio (01 ngủ) có mức giá thuê cao kỷ lục trung bình đạt 688 USD/tháng.
Các chuyên gia nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn thuê căn hộ dịch vụ do các đơn vị vận hành quốc tế quản lý do đáp ứng được yêu cầu về tiện ích và chất lượng dịch vụ. Đồng thời vị trí là yếu tố then chốt trong việc lựa chọn căn hộ của các chuyên gia do yêu cầu cao về tính linh loạt trong di chuyển, làm việc.
Xu hướng lựa chọn căn hộ du lịch - dịch vụ
Các chuyên gia cho rằng, phân khúc căn hộ cho thuê tạo dòng tiền đã tồn tại trên thị trường và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Theo thống kê, tại Singapore, trên 70% bất động sản tạo ra dòng tiền, nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ là 15%.
Có hai lựa chọn cho nhà đầu tư trong phân khúc bất động sản dòng tiền đó là: Căn hộ chung cư truyền thống hoặc các dự án căn hộ du lịch - dịch vụ. Mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng.
Trên thị trường hiện nay, căn hộ du lịch - dịch vụ có thể cung cấp thêm rất nhiều tiện ích phục vụ việc kinh doanh lưu trú. Loại hình này thường được đầu tư bài bản từ thiết kế đến trang bị nội thất cao cấp và tích hợp công nghệ hiện đại. Hệ thống tiện ích tại căn hộ dịch vụ cũng được đầu tư kỹ lưỡng, từ an ninh, chăm sóc sức khỏe, đến dịch vụ tại gia như đưa đón sân bay, dọn dẹp vệ sinh…
Ngoài ra, do khác biệt về pháp lý và thời hạn sử dụng đất, giá căn hộ dịch vụ thường thấp hơn 20% so với căn hộ chung cư, dù chi phí đầu tư cao hơn. Đối tượng khách hàng của căn hộ dịch vụ cũng đa dạng hơn, từ du khách nước ngoài đến doanh nhân, chuyên gia…. Nhờ vậy, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của loại hình căn hộ dịch vụ cũng cao hơn.
Sản phẩm có vị trí tốt giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận
Theo các chuyên gia, đầu tư vào căn hộ tạo dòng tiền mang lại lợi nhuận kép từ hai nguồn: Thu nhập ổn định từ cho thuê và lợi nhuận từ việc tăng giá tài sản. Theo ghi nhận từ thị trường, các sản phẩm căn hộ có vị trí trung tâm, kết nối giao thông thuận lợi và hệ thống quản lý chuyên nghiệp được các nhà đầu tư chú ý hơn bởi tính thanh khoản cao và nhu cầu thuê lớn.
Đồng thời tại các khu vực các quận nội thành đặc biệt là các vị trí trung tâm, nơi nguồn cung sản phẩm hạn chế góp phần gia tăng tiềm năng tăng giá của sản phẩm trong tương lai.
Với những ưu thế vượt trội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, loại hình căn hộ tạo dòng tiền đang trở thành kênh đầu tư bền vững và sinh lời ổn định, hứa hẹn là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư trong bối cảnh mới của thị trường./.
Trong quá trình thẩm định bảng giá đất, Hội đồng mời Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và Hội Nông dân TP tham gia phản biện tại các phiên họp của hội đồng.
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh công bố nhà đầu tư, trong đó nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Thời gian qua, NHNN đã có nhiều chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp thúc đẩy tín dụng bất động sản, tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các dự án bất động sản. Nhờ vậy, tỷ lệ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản sau 6 tháng đầu năm tại một số ngân hàng như HDBank, Techcombank, VPBank, SHB, MSB, MB, LPBank tăng so với cuối năm 2023.
Hiện nay có tình trạng một số địa phương sử dụng giá đất trong bảng giá đất hiện hành làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và có sự chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường…
Nam Long khẳng định thông tin tập đoàn này chuyển nhượng 8,9ha đất cho Tập đoàn Aeon, thu về hơn 50 triệu USD là thông tin không chính xác.
Diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất vừa "bất thường", lại vừa "bình thường". Bởi hiện nay, ranh giới phân biệt những việc bình thường và bất thường có vẻ không còn xác định. Điều bất thường đã trở nên bình thường, để rồi cứ ngang nhiên tồn tại “bình thường” một cách bất thường.
Đoàn sẽ kiểm tra những thủ tục về đấu giá, phê duyệt phương án đấu giá, giá khởi điểm... theo quy định pháp luật về đấu giá.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 4321/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 3).
Dự kiến Hà Nội sẽ đón thêm khoảng hơn 100.000 căn hộ mới từ năm 2025 trở đi, cao gấp 10 lần so với nguồn cung chào bán hiện tại. Các sản phẩm này chủ yếu tập trung ở khu vực ngoại ô nên dự báo giá bán tại khu vực này sẽ khó duy trì khả năng tăng nhanh như hiện tại.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Thanh tra TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội kiểm tra toàn bộ việc đấu giá đất tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức trong thời gian vừa qua, kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết đối với các vi phạm pháp luật (nếu có); báo cáo UBND TP. Hà Nội trước ngày 25/8/2024.