Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nêu rõ, tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước.
Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hoà Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua khu trung tâm thành phố Hà Nội
Bộ Chính trị cũng lưu ý, cần ưu tiên triển khai sớm việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị; riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm thành phố Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt.
Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua Sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không.
Phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đồng thời, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã lập các Tổ công tác để tổ chức rà soát, kiểm tra ngay 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn. Việc này phải hoàn thành trước ngày 15/6/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo: Phấn đấu đưa vào khai thác tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào cuối tháng 6/2024.
Chính phủ yêu cầu Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung hồ sơ trình Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng…
Tại văn bản 325/TTg-NN ngày 20/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 47,22 ha đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu tái định cư Tân Tập trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 09/5/2024 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 tại một phần ô quy hoạch C2-CQ2 tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường), không sáp nhập quận Hoàn Kiếm do là đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù.
Dự án Khu tổ hợp Phú Diễn - Ecity Phú Diễn có diện tích gần 8,7 ha nằm trên phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển Công nghiệp Châu Á làm chủ đầu tư vừa được Hà Nội phê duyệt triển khai từ quý I/2024 - IV/2028.
Sáng 13/5, tại cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc (chủ đầu tư) chính thức đưa vào hoạt động tuyến cố định TPHCM - Côn Đảo bằng "siêu" tàu có sức chứa hơn 1.000 khách, rút ngắn thời gian xuống còn 4 giờ.
Tại kỳ họp thứ 16 tới đây, HĐND TP Hà Nội sẽ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai…
Nhằm giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, phát huy hiệu quả vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở, TP. Hà Nội dự kiến mở rộng đường Láng từ khoảng 21m cả hai chiều hiện nay lên 53,5 m, đồng thời xây dựng đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.