Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) công bố mới đây của Vis Ratings cho thấy, tỷ lệ trái phiếu chậm trả trong nửa đầu năm 2024 vẫn ở mức cao.
Riêng trong tháng 6/2024, hai trái phiếu công bố chậm trả lần đầu phát hành bởi Công ty TNHH Đầu tư Big Gain và CTCP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận với tổng giá trị TPDN lưu hành là 2.160 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận chậm trả nợ gốc trị giá 2.080 tỷ đồng nghìn. Công ty hiện đang sở hữu dự án điện mặt trời Thiên Tân, mặc dù đã phát điện lên lưới, nhưng bị trễ thời hạn hưởng giá điện ưu đãi (FIT). Với khoản lỗ ghi nhận năm 2023 là 242 tỷ đồng, chuyên gia phân tích công ty này có khả năng trả nợ yếu.
Tính tới cuối tháng 6/2024, tỷ lệ trái phiếu chậm trả toàn thị trường ở mức 15,6%, giảm so với mức 15,9% ở cuối tháng 5/2024.
Về cơ cấu nợ trái phiếu: Vào tháng 6/2024, 8 tổ chức phát hành hoàn trả một phần nợ trái phiếu chậm trả thuộc các lĩnh vực: Bất động sản dân cư, Tổ chức tài chính khác và Xây dựng. Tổng số tiền hoàn trả là 1,57 nghìn tỷ đồng, tương đương với 12% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành của nhóm này.
Phần lớn giá trị hoàn trả trái phiếu chậm trả gốc, lãi trong tháng 6/2024 là của 3 tổ chức phát hành thuộc nhóm Bất động sản dân cư là: Sài Gòn Glory, Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes và DCT Partners Việt Nam. Ba tổ chức phát hành này đã tích cực hoàn trả trái phiếu chậm trả gốc, lãi trong nửa đầu năm 2024.
Tỷ lệ thu hồi đối với trái phiếu chậm trả toàn thị trường tăng 0,5% lên 18,1% trong tháng 6/2024. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi của nhóm ngành năng lượng giảm 1,8% xuống 17,6% so với cuối tháng 5/2024 do có trái phiếu chậm trả gốc, lãi phát sinh mới vào tháng 6/2024.
Theo ước tính của Vis Ratings, trong tháng 7/2024, ước tính có khoảng 60% TPDN đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn (khoảng 5.400 tỷ đồng). Trong đó, 5.200 trái phiếu rủi ro do các công ty thuộc nhóm ngành Xây dựng và Bất động sản dân cư phát hành như Nova Land, Nam Land, Big Gain, Đại Thịnh Phát và Kita Invest trước đây không trả lãi đúng hạn vào năm 2023.
Số trái phiếu có rủi ro không trả được nợ gốc đúng hạn còn lại được phát hành bởi một công ty thuộc nhóm ngành Dịch vụ.
Trong 12 tháng tới, khoảng 18% trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 207.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn. Ước tính 27% trái phiếu có rủi ro không trả được nợ gốc đúng hạn, chủ yếu ở các ngành Bất động sản dân cư và Xây dựng. 65% trong số trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó.
Về phát hành mới, trong tháng 6/2024, lượng phát hành trái phiếu mới lên tới 69.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với giá trị 29.000 tỷ đồng tháng 5/2024. Phần lớn các đợt phát hành mới trong tháng 6/2024 đến từ nhóm ngành Ngân hàng. Trong nửa đầu năm 2024, lượng phát hành trái phiếu mới lên tới 150 nghìn tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng dần kể từ tháng 3 năm 2024./.
Bất chấp lãi suất thấp, tiền người dân gửi ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới hơn 6,7 triệu tỷ đồng trong tháng 4, tăng hơn 120.000 tỷ đồng trong tháng 4.
Trước khi bổ nhiệm ông Kamijo Hiroki làm Phó tổng giám đốc, Ban Điều hành của VPBank hiện có 17 thành viên, trong đó ông Nguyễn Đức Vinh giữ chức Tổng Giám đốc.
Riêng trong tháng 6/2024, tín dụng tăng trưởng tới 3,6% và trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế.
Số liệu vĩ mô 6 tháng đầu năm cho thấy chế biến, chế tạo, xuất nhập khẩu là điểm sáng, khối FDI dẫn dắt tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công tích cực, lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt...
Hiện ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) có thêm TPbank và VPBank đã đăng ký tham gia chương trình với số tiền mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 6, tín dụng tăng mạnh, các ngân hàng cho biết dòng tiền đi vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhờ kinh tế vĩ mô hồi phục, mở ra tín hiệu tươi sáng đối với doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 5/7 đã ban hành Quyết định số 283/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) với tổng mức phạt là 157,5 triệu đồng.
Nhằm nâng cao trải nghiệm, sự thuận tiện và bảo mật hơn cho khách hàng, KienlongBank bổ sung 2 hình thức nhận thông báo giao dịch và thông báo sửa đổi mã PIN (EPIN) của thẻ tín dụng qua email và OTT trên app KienlongBank Plus.
Khách hàng có nhu cầu vay mua nhà dự án, nhà dân cư sẽ được SHB áp dụng mức lãi suất vô cùng ưu đãi, thời gian vay tới 25 năm, hạn mức tối đa 90% nhu cầu vốn.
Hàng loạt ngân hàng thương mại ra thông báo về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua nhiều vấn đề mới.