Trong thông báo mới đây, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) cho biết áp dụng biểu lãi suất tiếp kiệm mới từ 3/7 với mức tăng 0,1 điểm % ở các kỳ hạn 1-13 tháng. Sau giai đoạn tăng lãi suất tiết kiệm dồn dập từ tháng 5 đến tháng 6 vừa qua, NCB trở thành ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất huy động trong tháng 7.
Theo đó, với hình thức gửi tiền online, với các sản phẩm gửi tiết kiệm truyền thống lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất sau khi NCB điều chỉnh tăng áp dụng với kỳ hạn 1-5 tháng là 3,6-4,1%/năm; kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi suất 5,25%/năm; kỳ hạn 9-11 tháng hưởng lãi 5,3-5,55%/năm; kỳ hạn 12 tháng nhận lãi 5,6%/năm và gửi tiền trên 12 tháng nhận lãi suất 5,7-6%/năm.
Với mức điều chỉnh này, NCB tiếp tục là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng cao nhất hệ thống.
Thực tế, "sóng" tăng lãi suất tiết kiệm đã được các ngân hàng duy trì từ tháng 5 đến nay với hàng chục đợt tăng lãi suất, thậm chí có ngân hàng tăng lãi suất tới 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tháng.
Trong khi đó, ngân hàng có bước tăng lãi suất mạnh nhất giai đoạn vừa qua là ABBank với mức tăng 1,6 điểm % lãi suất ở kỳ hạn 13-36 tháng, hiện ở mức 5,7%/năm. Ngân hàng này cũng tăng 0,6 điểm % lãi suất với tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, hiện ở 4%/năm và tăng 0,5 điểm % với kỳ hạn 7-11 tháng, hiện ở 5,8%/năm.
Hiện mức lãi suất tiền gửi cao nhất ở ngân hàng này là 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Ngược lại, 2 ngân hàng giảm lãi suất trong tháng 6 gồm VPBank và VIB, nhưng cũng chỉ giảm ở một số kỳ hạn nhất định.
Trong khi các ngân hàng thương mại tư nhân đua nhau tăng lãi suất thì nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn "bất động". Lãi suất tiền gửi các nhà băng này hiện vẫn neo tại 1,6-2,3%/năm cho kỳ hạn 1-3 tháng; 2,9-3,3%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 4,6-4,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Trong báo cáo ngành ngân hàng mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ liên tục duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian tới.
Nguyên nhân của mặt bằng lãi suất cao xuất phát từ bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng từ quý III với các yếu tố tăng lương, chênh lệch tỷ giá USD/VND.
Các chuyên gia phân tích thuộc VCBS dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ nhích nhẹ trong quý II và III khoảng 0,3-0,5 điểm %. Đồng thời, áp lực tăng có thể gia tăng trong quý IV và kỳ vọng cả năm lãi suất có thể đi lên 0,5-1 điểm %.
Theo ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành kinh doanh tiền tệ Ngân hàng UOB, cho biết động thái tăng lãi huy động của các ngân hàng thời gian qua chủ yếu là để cân bằng lợi tức so với các kênh đầu tư khác trên thị trường.
Đồng thời, thị trường Việt Nam cũng phải đi theo xu hướng của các thị trường quốc tế. Ông dự báo trong nửa cuối năm, lãi suất tiết kiệm có thể tăng 0,5-1 điểm % trên các kỳ hạn khác nhau.
Các chuyên gia tại VDSC thì cho rằng mức tăng lãi suất huy động thêm khoảng 0,5-1 điểm % trong nửa cuối năm nay là kịch bản phù hợp dựa trên biến động kỳ vọng của tỷ giá và lãi suất chính sách./.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, niềm tin của nhà đầu tư FDI đang rất tích cực, mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, do đó thu hút FDI cả năm có thể ở mức 39-40 tỷ USD.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/6/2024 có 41 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng (gấp 2,6 so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó tổ chức tín dụng chiếm 63,2% (69,6 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,6% (31,5 nghìn tỷ đồng).
Theo SSI Research, hầu hết các ngân hàng sẽ có NIM ổn định hoặc cải thiện trong quý II nhờ vào sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, 2 ngân hàng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng âm.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị toà tuyên buộc phải trả cho khách hàng 26,9 tỷ đồng và tiền lãi trả chậm trong vụ “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tiền gửi.
Kể từ đầu tháng 6/2024, đã có 23 ngân hàng nâng lãi suất huy động, trong đó có ngân hàng đưa ra mức lãi suất lên đến 9,5%/năm.
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp điều chỉnh tăng hệ số tại các quận từ 6,67% - 8% và tại các huyện từ 7,48% - 9,09%. Đối với đất thương mại dịch vụ điều chỉnh tăng hệ số tại các quận từ 9,68% -11,11% và tại các huyện từ 12% - 13,64%.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là lần thứ 4, thuộc thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định giảm mức thu phí, lệ phí từ 10% đến 50%. Với chính sách này, dự kiến ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.
SHB miễn/giảm nhiều loại phí dịch vụ tài chính và cung cấp nhiều đặc quyền cho các khách hàng doanh nghiệp FDI.
Quy định giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2024 áp dụng với một số nhóm mặt hàng sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay ngày (1/7/2024).
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 tăng trưởng tích cực với tốc độ tăng ước đạt 6,93%...