Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 8:37

Ngân hàng đất nông nghiệp: Điểm mới trong dự thảo Luật đất đai 2022

Ngân hàng đất nông nghiệp là điểm mới trong việc hể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai bổ sung Điều 106 về điểm mới này.

Ngân hàng đất nông nghiệp: Điểm mới trong dự thảo Luật đất đai 2022 |

Ngân hàng đất nông nghiệp: Điểm mới trong dự thảo Luật đất đai 2022

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Ngân hàng đất nông nghiệp là gì?

Theo dự thảo Luật Đất đai 2022, bổ sung Điều 106 Ngân hàng đất nông nghiệp. Theo đó, Ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; Ngân hàng đất nông nghiệp có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Kinh phí hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước; ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc tạo lập quỹ đất.

ngan-hang-dat-nong-nghiep_20220816075920.png Hoạt động của Ngân hàng Đất nông nghiệp.

Ngân hàng đất nông nghiệp hoạt động như thế nào?

Như đã nêu trên, thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, dự thảo Luật đất đai 2022 đề xuất bổ sung Điều 106 quy định về ngân hàng đất nông nghiệp để thực hiện chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.

Ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Ngân hàng đất nông nghiệp có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động của ngân hàng đất nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Kinh phí hoạt động của ngân hàng đất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước; ứng từ quỹ phát triển đất hoặc quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc tạo lập quỹ đất.

Ngân hàng đất Nông nghiệp tại Nhật bản thành lập với mục tiêu gì?

Trong bài viết “Chính phủ Nhật Bản củng cố vai trò Ngân hàng Đất nông nghiệp” đăng tại vtv.vn tác giả Đức Cường nêu: Tại Nhật Bản, Ngân hàng Đất nông nghiệp là một công cụ quan trọng để giải quyết tình trạng bỏ hoang đất canh tác đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở nước này.

Theo kênh truyền hình công NHK, Ngân hàng Đất nông nghiệp được thành lập từ năm 2013, với chi nhánh ở khắp các địa phương, nhằm thúc đẩy quá trình tập trung đất đai tại Nhật Bản.

Thông qua Ngân hàng Đất nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản thu hồi hoặc mua đất nông nghiệp hoang hóa, sau đó cho các công ty lớn thuê lại để canh tác. Tuy nhiên cho đến năm 2015, ngân hàng mới chỉ thu mua được 31.000 ha đất bỏ hoang, bằng 22% mục tiêu đề ra.

Nhiều người nông dân đã nghỉ hưu nhưng từ chối bán hoặc cho Ngân hàng Đất nông nghiệp thuê đất do lo ngại đất đai tổ tiên để lại bị khai thác quá mức.

Đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc canh tác kém hiệu quả đang trở thành vấn đề lớn nhất của ngành nông nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh việc thành lập Ngân hàng Đất nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản cũng đề xuất thêm nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này.

Nhật báo Tokyo cho biết, Nhật Bản sẽ đánh thuế đối với đất nông nghiệp bị bỏ hoang cao gấp 1,8 lần thông thường, nhằm buộc các chủ đất phải bán lại cho người khác hoặc cho Ngân hàng Đất nông nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản có đến 276.000 ha đất bị bỏ hoang.

Thời báo tài chính Nhật Bản Nikkei cho biết, chính phủ có thể sẽ hỗ trợ tài chính cho những người nông dân chịu bán đất cho Ngân hàng Đất nông nghiệp, đồng thời tăng ngân sách cho ngân hàng đất nông nghiệp để có thể mua đất với số lượng lớn hơn.

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/kinh-te/dau-tu/202208/ngan-hang-dat-nong-nghiep-diem-moi-trong-du-thao-luat-dat-dai-2022-b49670b/

Tin liên quan