Hàng loạt công trình xâm phạm Khu bảo tồn biển Phú Quốc tại xã Hàm Ninh. Ảnh: QUỐC BÌNH
Ngày 13-8, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, sau khi nhận được phản ánh của nhiều người dân và cả một số cơ quan báo chí về tình trạng xây dựng công trình lấn chiếm vùng biển (thuộc Khu Bảo tồn biển Phú Quốc), UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo khẩn, yêu cầu các ngành chức năng TP Phú Quốc phải kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo ghi nhận thực tế, vùng biển Phú Quốc từ phía Bắc đảo (xã Gành Dầu), vòng theo mặt phía Đông dài xuống quần đảo Nam An Thới có hàng chục công trình resort, bungalow xây dựng không phép. Chủ nhân của những công trình này còn lập cả trang web quảng cáo rầm rộ công khai, thuê người làm video clip dạng review trải nghiệm rồi đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội…
Lãnh đạo Vườn quốc gia Phú Quốc cho biết, đã lập biên bản vi phạm đối với 7 trường hợp xây dựng bungalow trái phép ở xã Hàm Ninh. Song, cái khó của Vườn quốc gia Phú Quốc là nơi này chỉ có chức năng bảo tồn, không có chức năng xử lý, nên khi phát hiện sai phạm phải đề xuất phối hợp với các cơ quan chức năng khác.
Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định, địa phương này đã lập Tổ công tác đặc biệt xử lý các hành vi xây dựng trái phép, lấn chiếm đất rừng ở Phú Quốc, giao cho một Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng. Do đó, không có lý do gì để các công trình xây dựng trái phép trên biển tiếp tục tồn tại.
Khu bảo tồn biển thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích là 40.909,47ha, bao gồm khu vực bảo vệ san hô và khu vực bảo vệ thảm cỏ biển; với 3 phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt 7.087,37ha, phục hồi sinh thái 11.537,51ha, dịch vụ - hành chính 9.817,02ha và thiết lập vùng đệm 12.467,57ha. Phạm vi bảo tồn trung bình từ bờ ra mặt nước.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, so với Hà Nội, TP.HCM, giá đất ở tại Phú Quốc vẫn còn thấp hơn rất nhiều, do đó dư địa tăng giá còn cao. Mặt khác, nhu cầu về ở định cư lâu dài tại các khu đô thị Phú Quốc là rất lớn.
Trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai với diện tích hơn 5.000 ha nằm tại các địa bàn quận, huyện.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Thủ đô còn 130 trường hợp công trình xây dựng là nhà “siêu mỏng, siêu méo” phát sinh từ trước năm 2019 nhưng chưa thể xử lý dứt điểm.
Sau khi tạo ra những cơn sốt đất ở nhiều vùng nông thôn tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước thì hiện nay dòng tiền đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường
Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới vừa được công bố.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) chi nhánh Kỳ Đồng phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (nay là CTCP Tập đoàn Yên Khánh).
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Xây dựng đang thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, chủ trì lập hồ sơ đề nghị, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Nói về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, TS Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng thị trường đang ở mức “chân không tới đất, đầu không tới trời”.
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến của người dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023. Chúng tôi xin giới thiệu những quy định liên quan đến chứng nhận, công nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình...