Thông tin trên được bà Khanh Nguyễn, Giám đốc Bộ phận Phát triển kinh doanh Công ty cổ phần Gamuda Land Việt Nam cho biết tại Talkshow “Tâm điểm của thị trường M&A Việt Nam" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 15/11.
Theo đó, tại Talkshow trên, bà Khanh Nguyễn cho biết, trong năm 2023, khi các nhà đầu tư khó tìm được cơ hội thì Gamuda Land tiếp tục đầu tư vào một dự án ở quận II (TP HCM).
Dự án có quy mô khoảng 2.000 căn hộ, có vị trí gần trung tâm. Giá trị của thương vụ này khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, dự kiến doanh thu của dự án khi hoàn thành sẽ vào khoảng 1 tỷ USD.
Ở nước ngoài, bà Khanh cho biết, trong năm 2023, Gamuda Land cũng đầu tư vào một toà nhà văn phòng ở Anh với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng (hơn 300 triệu USD).
"Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Gamuda Land sẽ tiếp tục quan sát diễn biến thị trường, đánh giá yếu tố vĩ mô, sức cầu của thị trường để tìm những điểm phù hợp và tiếp tục phát triển", bà Khanh Nguyễn cho hay.
Ảnh minh họa
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) đã thông qua công ty con Gamuda Land ký thoả thuận mua lại toàn bộ cổ phần của ba cá nhân trong CTCP Bất động sản Tâm Lực với giá trị hơn 7.200 tỷ đồng (gần 316 triệu USD). Đồng thời, đơn vị này cũng trực tiếp sở hữu khu đất dự án rộng 3,68 ha tại TP Thủ Đức, TP. HCM.
Tâm Lực là chủ đầu tư một dự án duy nhất thuộc khu đất rộng 3,68 ha tại TP Thủ Đức, TP HCM. Vị trí của khu dự án tiếp giáp với Xa Lộ Hà Nội và nút giao thông An Phú, là cửa ngõ của đường cao tốc Bắc Nam nối TP HCM và Hà Nội. Tổng giá trị phát triển dự án khoảng 1,1 tỷ USD.
Gamuda dự định phát triển khu đất này thành một dự án hỗn hợp cao tầng, bao gồm 1.968 căn hộ, 12 căn penthouse, 51 cửa hàng khối đế kinh doanh và 21 căn shophouse.
Đặt chân vào Việt Nam từ năm 2007 với dự án đầu tiên là Gamuda City rộng 274ha ở Hà Nội, đến nay Gamuda Land đã trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản nước ngoài có tiếng tăm tại Việt Nam.
Hiện ngoài Hà Nội, “ông lớn” này đang là chủ đầu tư của 2 dự án lớn ở khu vực phía Nam là Celadon City rộng 82 ha ở TP HCM và Artisan Park rộng 5,6 ha ở tỉnh Bình Dương.
Tuấn Minh
UBND TP. Hà Nội phê bình thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để xảy ra các tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.
Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận định mức làm nhà xã hội lên 15-20% thay vì 10% như cũ để bảo đảm nguồn cung.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) từ ngày 9/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội rà soát ngay việc Hà Nội đấu giá khai thác 3 mỏ cát; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Sáng ngày 11/11/2023 tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) – liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) – đã chính thức công bố triển khai Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, dự án biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước ( 1973-2023).
Chiều 9/11, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) thông tin tới báo chí về dự án Metro số 1.
Từ hôm nay (9/11), giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Nhấn mạnh dự án sân bay Long Thành đã “vắt qua 3 nhiệm kỳ”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa lo ngại sẽ chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn 1 dự kiến vào năm 2025 và muốn “có một sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ.”
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội đề nghị người dân, tổ chức cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tài nguyên và Môi trường để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại...
Việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất; tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.