Quý 1/2024, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận sự xuất hiện của hai toà nhà mới, The Nexus và VP Bank Saigon Tower, bổ sung thêm 55.371 m2 diện tích sàn cho thuê (NLA) ở Hạng A.
Hai toà nhà mới gia nhập thị trường cũng khiến giá chào thuê văn phòng Hạng A tăng lên 58,06 USD/m2/tháng, cao hơn 1,98% so với quý trước và hơn 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ trống trong phân khúc này đạt 16,7%, với tỷ lệ hấp thụ gần 32.000 m2. Mức độ hấp thụ cao này hầu hết là kết quả của nhiều hoạt động cho thuê trước khi chính thức khai trương tại toà nhà The Nexus, nơi diễn ra những giao dịch thuê có diện tích từ 2.000 đến 10.000 m2.
Trong khi đó, phân khúc văn phòng Hạng B được báo cáo đạt tình hình hoạt động khả quan, giá chào thuê trung bình 34,31 USD/m2/tháng và tỷ lệ trống 9.0%. Giá chào thuê của Hạng B tương đối ổn định, chỉ tăng 0,5%, còn tỷ lệ trống giảm 2,3 điểm phần trăm so với quý trước, do toà nhà OfficeHaus mới hoàn thành một giao dịch cho thuê 10.000 m2 mặt bằng trong ba tháng đầu năm.
Ông Leo Nguyễn, Giám đốc bộ phận Chiến lược & Giải pháp cho Khách thuê của Knight Frank Việt Nam nhận định:“Trong quá khứ, rất hiếm khi chúng ta chứng kiến những giao dịch thuê mặt bằng với diện tích hơn 10.000 m2 trong thành phố. Nhưng mới trong quý đầu năm nay đã có đến ba giao dịch như vậy ở các toà nhà văn phòng mới khai trương. Điều này cho thấy nhu cầu cho diện tích văn phòng lớn đang tăng nhanh do các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng quy mô. Nhu cầu tăng vọt cũng phản ánh tiềm năng hoạt động kinh doanh khởi sắc và triển vọng khả quan cho thị trường bất động sản thương mại ở Việt Nam.”
Đa phần các giao dịch lớn của Thị trường văn phòng TP.HCM trong quý 1 năm nay đến từ khách thuê ngành Công nghệ (75%), Bán lẻ (9%), và Dược phẩm (6%), hầu hết là chuyển địa điểm văn phòng (94%) với diện tích mặt bằng thuê lớn hơn 2.000 m2 (72%). Nhiều doanh nghiệp dịch chuyển văn phòng cũng chọn thuê diện tích lớn hơn so với địa điểm cũ.
“Có thể thấy là các công ty này đang tăng trưởng và cần thêm không gian để mở rộng hoạt động. Trong khi một số doanh nghiệp, ngành nghề gặp không ít khó khăn, các doanh nghiệp, ngành nghề khác lại đang nắm bắt cơ hội và định vị bản thân để phát triển hơn nữa. Nhu cầu văn phòng lớn tăng đột biến và quyết tâm mở rộng quy mô, thuê mặt bằng lớn hơn cho thấy sự tự tin và tiềm năng của thị trường văn phòng TP.HCM,” ông Leo giải thích.“Một số ví dụ tiêu biểu minh chứng cho các giao dịch thuê văn phòng đầy sôi động đã và đang diễn ra trên khắp thành phố, như toà nhà The Hallmark ở bán đảo Thủ Thiêm, The Nexus tại trung tâm Quận 1, và dự án OfficeHaus ở khu đô thị cao cấp tại Quận Tân Phú. Đây là những dự án đã đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 70 – 80% chỉ trong thời gian ngắn sau khi khai trương.”
Đến cuối năm nay, văn phòng Hạng A sẽ được bổ sung 80.000 m2 nguồn cung mới từ dự án The Sun Tower (Quận 1), và Hạng B sẽ có thêm 52.780 m2 từ các dự án D’Saint Raffles (Quận 1) và Etown 6 (Quận Tân Bình). Nguồn cung dồi dào trong phân khúc Hạng A, với giá chào thuê cao, dự kiến sẽ đẩy giá chào thuê trung bình lên đến khoảng 60 USD/m2/tháng và tỷ lệ trống khoảng 27%. Trong khi đó, văn phòng Hạng B sẽ chứng kiến giá chào thuê giảm dần, xuống còn khoảng 33 USD/m2/tháng và tỷ lệ trống ở mức 13%.
“Nhiều toà nhà văn phòng tại TP.HCM đã và đang có tỷ lệ lấp đầy hơn 90% suốt vài năm nay. Tuy nhiên, nguồn cung mặt bằng tăng sẽ khiến tỷ lệ này được dự báo giảm dần ở những toà nhà đã có tuổi, do khách thuê chuyển sang các dự án mới. Xét cho cùng, nguồn cung tăng sẽ tác động đáng kể đến cả chủ đầu tư toà nhà cho thuê và khách thuê. Chủ đầu tư sẽ phải thích nghi với điều kiện thị trường ngày càng thay đổi, và chuẩn bị để đưa ra những điều khoản cho thuê hấp dẫn hơn. Mặt khác, khách thuê sẽ có thêm nhiều lựa chọn và thêm quyền thương lượng khi thương thảo hợp đồng thuê,”ông Leo nhận xét về triển vọng của thị trường văn phòng TP.HCM.
Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Lọt danh sách các dự án chung cư chứng kiến giá rao bán tăng mạnh tại Hà Nội có: Royal City, The Pride, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico, Sun Grand City với giá tăng 33%, Mipec Rubik 360 và Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%, Seasons Avenue tăng 26%...
Năm 2023, trên địa bàn TP.Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.
Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi. Do đó, gói 120 ngàn tỷ đồng nên dành cho cả khách hàng đã mua những dự án đã hoàn thành nhưng chưa được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi.
Mặc dù đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;... Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025 thì Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 mới có hiệu lực thi hành, do vậy đến nay việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc.
Cần có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở vừa túi tiền. Cùng với đó là tham khảo kinh nghiệm ban hành chính sách khống chế giá trần nhà ở vừa túi tiền bao gồm cả giá bán và giá thuê nhà.