Cụ thể, theo VCCI, quy định yêu cầu doanh nghiệp sản xuất vàng miếng phải có thêm giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là chưa phù hợp, bởi đây là hai loại hình hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Sản xuất là khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng, còn mua bán thuộc hoạt động thương mại. Việc gộp cả hai giấy phép thành một điều kiện sẽ dẫn tới tình trạng “giấy phép lồng trong giấy phép”, làm tăng chi phí tuân thủ và kéo dài thời gian làm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Đối với quy định vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng, VCCI băn khoăn còn chưa rõ tại sao lại có ngưỡng 1.000 tỷ đồng?

686b3e5c400c1.jpg
Nhiều ý kiến lo ngại quy định vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng sẽ làm giảm tính cạnh tranh.

Doanh nghiệp phản ánh, mức vốn quá cao sẽ trở thành rào cản lớn, loại bỏ phần lớn doanh nghiệp khỏi khả năng tham gia thị trường, dẫn đến thị trường chỉ còn lại số ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia thị trường, làm giảm tính cạnh tranh và không đa dạng nguồn cung, ảnh hưởng đến quyền lợi và lựa chọn của người tiêu dùng. Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại quy định này.

Liên quan đến nhập khẩu vàng, Điều 14a.1 dự thảo quy định doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu của nhà sản xuất được chứng nhận bởi Hiệp hội Thị trường vàng Londonmà chưa nêu rõ lý do tại sao chỉ cho phép nhập khẩu từ các nhà sản xuất được chứng nhận bởi LBMA. VCCI cho rằng quy định này là một hình thức hạn chế thương mại, thu hẹp thị trường nhập khẩu, ảnh hưởng đến quyền lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp. Từ đó, có thể làm tăng chi phí nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ và giải trình cụ thể nội dung này.