Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai (Công ty Kim Oanh Đồng Nai) là thành viên trong hệ sinh thái Kim Oanh Group của nữ đại gia Đặng Thị Kim Oanh. Thuộc hệ sinh thái lớn mạnh nhưng Kim Oanh Đồng Nai lại cho thấy bức tranh tài chính kém sắc với việc thua lỗ, nợ nần và nợ thuế.
Một trong những dự án của Kim Oanh Group tại Đồng Nai (Ảnh minh họa) |
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai thành lập ngày 4/9/2012 tại 268A Phan Trung, Tân Mai, Biên Hoà, Đồng Nai với người đại diện pháp luật là bà Đặng Thị Kim Oanh.
Ngành nghề chính của Kim Oanh Đồng Nai là “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”.
Dù đã hoạt động được hơn 1 thập niên nhưng trong nhiều năm liên tục, Kim Oanh Đồng Nai không hề phát sinh doanh thu. Đi kèm với đó là những khoản thua lỗ 523 triệu đồng (năm 2017), lỗ 43,8 tỷ đồng (năm 2019), lỗ 30,9 tỷ đồng (năm 2021).
Bước sang năm 2022, Kim Oanh Đồng Nai tiếp tục ghi nhận doanh thu 0 đồng. Công ty gần như không có nhiều hoạt động khi chi phí phát sinh duy nhất (trong các chi phí chính) là chi phí quản lý doanh nghiệp với con số rất khiêm tốn 65,2 triệu đồng.
Ngoài ra, Kim Oanh Đồng Nai có hơn 3 tỷ đồng chi phí khác. Vì vậy, năm 2022, công ty lỗ thêm 3,1 tỷ đồng. Kết quả là tại ngày 31/12/2022, công ty gánh lỗ lũy kế hơn 131 tỷ đồng.
Kim Oanh Đồng Nai có vốn góp chủ sở hữu 180 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thua lỗ đã ăn mòn nguồn tiền của công ty. Hồi cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn 48,6 tỷ đồng.
Trong nhiều năm qua, không có nguồn thu nên Kim Oanh Đồng Nai phải tăng nguồn hoạt động bằng vốn tự có. Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, công ty đã phần nào bù đắp được các khoản thua lỗ. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu có xu hướng cải thiện.
Nếu năm 2017, vốn chủ sở hữu mới chỉ là 89,4 tỷ đồng thì sau đó chỉ tiêu này lần lượt đạt 89,4 tỷ đồng (năm 2018), 136 tỷ đồng (năm 2019), 136 tỷ đồng (năm 2020) và giảm xuống 105 tỷ đồng (năm 2021).
Sau 4 năm, vốn chủ sở hữu Kim Oanh Đồng Nai vẫn tăng 15,6 tỷ đồng, tương đương 17,4%. Tuy nhiên, tới năm 2022, dù chỉ thua lỗ 3 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu Kim Oanh Đồng Nai giảm 56,4 tỷ đồng, tương đương 53,7% xuống chỉ còn 48,6 tỷ đồng.
Như vậy, sau 5 năm, vốn chủ sở hữu Kim Oanh Đồng Nai không những không tăng mà còn giảm 40,8 tỷ đồng, tương đương 45,6%.
Trong khi đó, nợ phải trả lại tăng khá mạnh. Hồi cuối năm 2022, chỉ tiêu này đạt 1.068 tỷ đồng, cao gấp 33,5 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 95,7% tổng tài sản.
Đây là mức nợ cao nhất của Kim Oanh Đồng Nai. Trước đó, nợ phải trả của công ty lần lượt đạt: 134 tỷ đồng (năm 2017), 720 tỷ đồng (năm 2018), 683 tỷ đồng (năm 2019), 910 tỷ đồng (năm 2020) và 973 tỷ đồng (năm 2021).
Trong cơ cấu nợ của Kim Oanh Đồng Nai, nợ thuế là một trong những chỉ tiêu đáng chú ý. Tại ngày 31/12/2022, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của công ty là 5 tỷ đồng.
Đây không phải lần đầu tiên Kim Oanh Đồng Nai nợ thuế. Trước đó, công ty này cùng nhiều đơn vị khác trong hệ sinh thái Kim Oanh Group nhiều lần bị Cục thuế Đồng Nai nhắc tên trong danh sách chây ì nộp thuế.
Cụ thể, hồi cuối tháng 8/2023, Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã có thông báo số 9896/TB-CTDON về việc công khai danh sách người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước.
Theo đó, tính đến ngày 31.7.2023, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 117 doanh nghiệp trên địa bàn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với tổng số tiền nợ hơn 809 tỷ đồng.
Công ty cổ phần tập đoàn địa ốc Kim Oanh và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai (Kim Oanh Group) tại địa chỉ 268A Phan Trung, phường Tân Mai, TP Biên Hoà hiện đang gần 16 tỷ đồng tiền thuế.
PV
Trong khoảng thời gian từ 25/8/2022 – 31/12/2022, FLC đã mua lại toàn bộ trái phiếu đang lưu hành của 2 mã FLCH2124002 (430 tỷ đồng) và FLCH2023001 (400 tỷ đồng).
Dự báo tình trạng thua lỗ vẫn có thể tiếp diễn ở một số công ty đang gặp khó khăn như: Novaland (NVL), Danh Khôi (NRC), DIC Corp (DIG), Năm Bảy Bảy (NBB) và Đất Xanh (DXG)…
Ngoài dự án khu đô thị 3.900 tỷ đồng bỏ hoang vừa được cưỡng chế lấy đất của dân, DOJI Land của ông Đỗ Minh Phú còn “ôm” một loạt dự án bất động sản lớn ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… Tuy nhiên, đi kèm những dự án đã hoàn thành là những lùm xùm đáng tiếc.
Trong khi vốn chủ sở hữu đi ngang thì Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (thành viên của Charm Group), chủ đầu tư dự án Charm Diamond chứng kiến khối nợ khổng lồ tăng nhanh qua từng năm.
6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 280 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 82 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2021 và 2022 công ty cũng lỗ lần lượt là 186 tỷ đồng và 443 tỷ đồng.
Bối cảnh “ông trùm” môi giới bất động sản miền Bắc này thay lãnh đạo điều hành công ty diễn ra khi từ đầu năm đến nay thị trường bất động sản “gặp khó” và tình hình kinh doanh của Cenland cũng lao dốc mạnh.
Được giới thiệu là chuỗi khách sạn siêu sang, chỉ dành cho giới thượng lưu nhưng A&EM Hotel của chồng Huyền Baby đang gặp tình trạng thua lỗ. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của công ty khá thấp khi giảm xuống chỉ còn 1,5 tỷ đồng.
Số liệu tổng hợp cho thấy, 33% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn từ nay đến cuối năm thuộc nhóm Bất động sản với hơn 29.644 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 3 tháng còn lại của năm nay, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp bất động sản sẽ phải thanh toán 10.000 tỷ đồng trái phiếu.
Ngày 3/10, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC với số tiền 92,5 triệu đồng.
Trong danh sách 112 công trình bị “bêu tên” có các nhiều doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6, Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam, Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Hal Việt Nam...