Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 17/10 đã công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC).
Theo công bố, từ ngày 30/12/2020 – 15/9/2023, FLC đã mua lại trước hạn 153 tỷ đồng trái phiếu của mã FLCH2123003, hạ số lượng trái phiếu lưu hành xuống còn 997 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong khoảng thời gian từ 25/8/2022 – 31/12/2022, Tập đoàn này cũng mua lại toàn bộ trái phiếu đang lưu hành của 2 mã FLCH2124002 (430 tỷ đồng) và FLCH2023001 (400 tỷ đồng).
Như vậy, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trong 3 đợt là gần 1.000 tỷ đồng.
Các lô trái phiếu được FLC mua lại trong thời gian qua. Ảnh chụp báo cáo của HNX
Liên quan đến doanh nghiệp này, mới đây, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã thông báo nhận được báo cáo của Công ty Luật TNHH ALB & Partners (ALB & Partners) về kết quả thu hồi công nợ từ Tập đoàn FLC.
Cụ thể, tính đến ngày 12/10/2023, ALB & Partners đã giúp HBC thu hồi được 304,4 tỷ đồng công nợ từ FLC, bao gồm tiền mặt và tài sản, tương ứng với 100% khối lượng công việc.
Báo cáo cho biết, HBC và FLC đã thống nhất việc thanh toán toàn bộ công nợ liên quan đến các hợp đồng thi công xây dựng số 57/2014/HĐTC/FLC-HBC (Hợp đồng 57) và số 18/2014/HĐTC/FLC-HBC (Hợp đồng 18) tại Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (FLC Sầm Sơn) tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
FLC đã thanh toán cho HBC tổng cộng 270,4 tỷ đồng liên quan tới các hợp đồng nêu trên. Bên cạnh đó, vào ngày 12/10/2023, FLC cũng đã hoàn tất việc ký văn bản chuyển nhượng bất động sản tại FLC Sầm Sơn – định giá khoảng 34 tỷ đồng để cấn trừ cho toàn bộ nghĩa vụ thi hành án còn lại của FLC đối với Hợp đồng 18.
Trung Kiên
Dự báo tình trạng thua lỗ vẫn có thể tiếp diễn ở một số công ty đang gặp khó khăn như: Novaland (NVL), Danh Khôi (NRC), DIC Corp (DIG), Năm Bảy Bảy (NBB) và Đất Xanh (DXG)…
Ngoài dự án khu đô thị 3.900 tỷ đồng bỏ hoang vừa được cưỡng chế lấy đất của dân, DOJI Land của ông Đỗ Minh Phú còn “ôm” một loạt dự án bất động sản lớn ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… Tuy nhiên, đi kèm những dự án đã hoàn thành là những lùm xùm đáng tiếc.
Trong khi vốn chủ sở hữu đi ngang thì Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (thành viên của Charm Group), chủ đầu tư dự án Charm Diamond chứng kiến khối nợ khổng lồ tăng nhanh qua từng năm.
6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 280 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 82 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2021 và 2022 công ty cũng lỗ lần lượt là 186 tỷ đồng và 443 tỷ đồng.
Bối cảnh “ông trùm” môi giới bất động sản miền Bắc này thay lãnh đạo điều hành công ty diễn ra khi từ đầu năm đến nay thị trường bất động sản “gặp khó” và tình hình kinh doanh của Cenland cũng lao dốc mạnh.
Được giới thiệu là chuỗi khách sạn siêu sang, chỉ dành cho giới thượng lưu nhưng A&EM Hotel của chồng Huyền Baby đang gặp tình trạng thua lỗ. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của công ty khá thấp khi giảm xuống chỉ còn 1,5 tỷ đồng.
Số liệu tổng hợp cho thấy, 33% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn từ nay đến cuối năm thuộc nhóm Bất động sản với hơn 29.644 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 3 tháng còn lại của năm nay, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp bất động sản sẽ phải thanh toán 10.000 tỷ đồng trái phiếu.
Ngày 3/10, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC với số tiền 92,5 triệu đồng.
Trong danh sách 112 công trình bị “bêu tên” có các nhiều doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6, Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam, Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Hal Việt Nam...
Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Kết luận điều tra đề nghị truy tố Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng 14 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; đồng thời, kiến nghị hàng loạt nội dung nhằm bịt kín những “lỗ hổng” trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.