Tổng cục Thống kê đã điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng quý bao gồm 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 5.300 doanh nghiệp ngành xây dựng được chọn mẫu điều tra, đại diện cho toàn ngành chế biến, chế tạo và xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý I/2023 là 5.622 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 86,5% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra) và 4.974 doanh nghiệp ngành xây dựng (chiếm 93,5% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra).
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, đánh giá của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, hoạt động SXKD quý I/2023 khó khăn hơn quý IV/2022 với 61,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý I/2023 so với quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định (24,3% tốt hơn và 37,2% giữ ổn định), 38,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn[1]. Dự báo quý II/2023 khả quan hơn quý I/2023 với 79,4% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý II/2023 so với quý I/2023 tốt hơn và giữ ổn định (44,1% tốt hơn, 35,3% giữ ổn định), 20,6% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn.
Theo kết quả khảo sát quý I/2023, có 60,3% số doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý IV/2022 (22,1% tăng, 38,2% giữ nguyên); 39,7% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất thuốc lá có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng mới quý I/2023 so với quý IV/2022 tăng cao nhất với 35,3%. Ngược lại, ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng giảm nhiều nhất với 58,0%.
Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý II/2023 so với quý I/2023 tăng với 79,5% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (41,2% tăng, 38,3% giữ nguyên), 20,5% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 59,9% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2023 tăng và giữ nguyên so với quý IV/2022 (16,9% tăng, 43,0% giữ nguyên), tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm là 40,1%.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất kim loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2023 so với quý IV/2022 tăng cao nhất với 30,4%. Ngược lại, ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhiều nhất với 64,1%.
Các doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý II/2023 khả quan hơn với 76,6% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý I/2023 (33,5% tăng, 43,1% giữ nguyên); 23,4% doanh nghiệp dự báo giảm.
Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, lao động trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023, có 10,5% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động so với quý I/2023 tăng; 66,9% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 22,6% doanh nghiệp nhận định giảm.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2023 so với quý IV/2022 tăng cao nhất với 22,1%. Ngược lại, ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và các sản phẩm có liên quan có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2023 so với quý IV/2022 giảm nhiều nhất với 37,9%.
Dự báo sử dụng lao động quý II/2023 so với quý I/2023 khả quan hơn với 86,2% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên (16,7% tăng, 69,5% giữ nguyên); 13,8% doanh nghiệp dự kiến lao động giảm.
Về chi phí sản xuất, kết quả khảo sát cho thấy, quý I/2023 có 92,4% doanh nghiệp nhận định tăng và giữ nguyên (34,3% tăng, 58,1% giữ nguyên); 7,6% doanh nghiệp nhận định giảm so với quý IV/2022.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất sản phẩm thuốc lá có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2023 so với quý IV/2022 tăng cao nhất với 52,6%. Ngược lại, ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2023 so với quý IV/2022 giảm nhiều nhất với 15,3%.
Dự báo quý II/2023 so với quý I/2022, có 90,5% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên (27,0% tăng, 63,5% giữ nguyên), 9,5% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 28/4/2023 về việc điều chỉnh thời điểm kết thúc thu hồi giá trị tạm ứng Hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Đây là công ty được thành lập vào tháng 8/2018 để tổ chức giải đua xe công thức F1 của thế giới tại Thủ đô Hà Nội.
Trước tình hình kinh doanh “lúc nóng lúc lạnh” của thị trường bất động sản trong năm 2022, nhiều công ty phải chấp nhận tăng trưởng âm do kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp địa ốc “phá băng” thành công - báo lãi trên nghìn tỷ. Liệu bước sang năm 2023, các doanh nghiệp có giữ được đà tăng trưởng?
Với pháp lý sạch và tiến trình triển khai dự án hiện nay, Khang Điền tự tin kế hoạch 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm nay.
Năm 2023, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 233 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần cùng kỳ.
Trong quý 1/2023, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 doanh nghiệp (tăng 30,2%) và 1.816 doanh nghiệp (tăng 60,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, bị truy tố với cáo buộc quảng cáo sai về căn hộ chung cư xây trái phép tại phường Kiến Hưng, Hà Đông, để bán cho khách hàng.
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SGT cho biết, ước tính, việc công ty phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội chỉ lãi khoảng 1 triệu đồng trên mỗi m2 bán ra.
Bên cạnh việc sử dụng một số bất động sản, Phát Đạt cũng đang dùng 200 triệu cổ phiếu PDR - tương đương gần 30% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Cụ thể, theo số liệu tính đến ngày 31/12/2022, trong năm qua “ông lớn” vàng bạc đá quý này thu về hơn 1.000 tỷ đồng tiền lợi nhuận sau thuế. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ có hơn 233 tỷ đồng.