Ảnh minh hoạ.
Bà Trần Thị Hường – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt ngày 27/2 đã có thông báo giao dịch cổ phiếu cổ phiếu PDR gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Cụ thể, bà Hường đăng ký bán 1,25 triệu cổ phiếu PDR, dự kiến hạ sở hữu tại Phát Đạt xuống còn gần 1,42 triệu cổ phần, tương đương 0,21% vốn điều lệ công ty. Mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 2/3 – 31/3 bằng phương pháp khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PDR vừa trải qua chuỗi 4 phiên giảm điểm liên tiếp. Chốt phiên 27/2, thị giá PDR giảm 3,3% về còn 10.200 đồng/CP, tương đương vốn hóa 6.851 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bà Hường đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu trong bối cảnh Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt vừa bị bán giải chấp một lượng lớn cổ phiếu PDR.
Cụ thể, vào phiên 13/2 vừa qua, bằng phương pháp khớp lệnh, Công ty CP Chứng khoán Mirea Asset đã tiến hành bán ra 5,268 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt, qua đó hạ sở hữu xuống còn 283,2 triệu cổ phần, tương đương 42,95% vốn điều lệ công ty.
Lý do thực hiện giao dịch được ông Đạt viết trong báo cáo là: “Công ty chứng khoán bán giải chấp, do hiểu nhầm trong quá trình trao đổi thông tin với nhân viên của ông Nguyễn Văn Đạt”.
Trước đó, vào ngày 21/12/2022, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt đã bị Công ty CP Chứng khoán SSI bán giải chấp 3,519 triệu cổ phiếu PDR.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 4/2022, PDR ghi nhận doanh thu hợp nhất vỏn vẹn 14,63 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 1.229 tỷ đồng của quý 4/2021. Trong khi đó, giá vốn hàng bán lên tới 28,6 tỷ đồng khiến công ty ghi nhận lỗ gộp gần 14 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính tăng gấp 3 lên 221,14 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay tăng gấp đôi lên 140,5 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là âm 295,7 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, Phát Đạt báo lỗ quý 4 gần 229,5 tỷ đồng, kém xa khoản lãi 751,5 tỷ đồng của quý 4/2021.
Văn hóa được nhiều doanh nghiệp coi như yếu tố “lõi” của năng lực cạnh tranh. Bởi trên thương trường, đây là yếu tố làm nên bản sắc rất khó sao chép của các doanh nghiệp.
Sáng nay (27/2), Công ty cổ phần Tập đoàn FLC công bố thông tin bất thường về việc Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám đốc xin từ nhiệm.
Năm 2022 là năm ăn nên làm ra của Idico với doanh thu tăng 1,9 lần và lợi nhuận tăng 5,1 lần thế nhưng cổ phiếu IDC của Idico lại giảm phân nửa giá trị.
Các cổ đông của Hưng Thịnh Incons phải chờ thêm 16 tháng nữa mới được thanh toán tiền cổ tức năm 2021 đã được công ty chốt ngày giao dịch không hưởng quyền.
Chủ tịch Novaland khẳng định, doanh nghiệp luôn thiện chí và luôn làm hết sức mình để hoàn thành các nghĩa vụ theo cam kết. Các giải pháp doanh nghiệp đề xuất hoàn toàn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng theo các biến động không thể lường của thị trường.
Ông Nguyễn Việt Cường và bà Nguyễn Thị Hằng lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT Kosy đồng loạt đăng ký giao dịch 5 triệu cổ phiếu KOS của Kosy.
Có 54 doanh nghiệp đã công bố thông tin bất thường hoặc báo cáo theo yêu cầu có nội dung chậm trả lãi cho trái chủ.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa nhận đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu từ 21/2/2023.
Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố một số nội dung dự kiến sẽ trình đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30/3/2023 tới đây.
Cả năm 2022, Apax Holdings lỗ ròng 87 tỷ đồng trong khi năm trước lãi 11 tỷ đồng, đây mức lỗ cao nhất của công ty từ trước tới nay. Tuy nhiên công ty này vẫn có hơn 700 tỷ tiền mặt hết năm.