Ngày 28/10/2022, Hưng Thịnh Incons đã thực hiện chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền 1.200 đồng/cổ phiếu. Ngày chi trả cổ tức 25/11/2022. Với 89.116.411 cổ phiếu đang lưu hành, Hưng Thịnh Incons cần 107 tỷ đồng để trả cổ tức.
Sau đó, công ty xin dời ngày trả cổ tức từ 25/11/2022 sang 5/12/2022 rồi sang 28/2/2023. Và hiện nay, công xin dời ngày trả cổ tức đến tận 1/7/2024. Như vậy, sau 3 lần dời ngày thanh toán, cổ đông của Hưng Thịnh Incons phải chờ đến 20 tháng mới nhận được cổ tức kể từ ngày chốt danh sách cổ đông.
Lý do Hưng Thịnh Incons đưa ra là đang rà soát lại tình hình hoạt động nhằm đảm bảo tối ưu hóa nguồn tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Liệu trong 16 tháng tới, Hưng Thịnh có thêm lần thứ tư xin “thất hứa” với cổ đông?
Được biết năm 2021, Hưng Thịnh Incons thu về 235 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ, tương đương lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.820 đồng/cổ phiếu. Kế hoạch chi trả cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu cho năm tài chính 2021 đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua.
Kết thúc năm 2022, Hưng Thịnh Incons đạt 5.465 tỷ đồng doanh thu thuần và 88 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ, giảm lần lượt 11,3% và 63,6% so cùng kỳ năm trước. Như vậy, so với kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua, công ty chỉ mới hoàn thành 73,3% doanh thu và 33,1% lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ.
Tại thời điểm cuối năm 2022, lượng tiền mặt (tiền và tiền gửi ngân hàng) của Hưng Thịnh Incons giảm 306 tỷ đồng so với đầu năm, từ 474 tỷ đồng xuống còn 168 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vay nợ tăng thêm 576 tỷ đồng, từ 1.962 tỷ đồng lên 2.538 tỷ đồng.
Do vay nợ lớn, chi phí lãi vay trong năm 2022 lên đến 225 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày công ty phải trả 617 triệu đồng. Vay nợ lớn sẽ gây nhiều áp lực lên sức khỏe tài chính của công ty trong bối cảnh lãi suất năm 2023 tăng mạnh so với 2022.
Đáng chú ý là công ty đang nợ 300 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm. Mới đây, Hưng Thịnh Incons có tên trong danh 54 doanh nghiệp chậm trả lãi cho trái chủ giai đoạn 16/9/2022 - 31/1/2023 vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố vào 21/2/2023 vừa qua.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh của Hưng Thịnh Incons phụ thuộc chủ yếu vào hệ sinh thái của Hưng Thịnh Group - cổ đông lớn của công ty. Bằng chứng là doanh thu đến từ các bên liên quan chiếm đến 93% trong năm 2022 và 97,7% trong năm 2021.
Điều này chứng tỏ khi Hưng Thịnh Group suy yếu thì Hưng Thịnh Incons rơi vào cảnh bế tắc, không có công trình để xây dựng hoặc chủ đầu tư “chây ỳ” thanh toán hợp đồng. Trong danh sách 54 công ty chậm trả lãi cho trái chủ được HNX công bố, ngoài Hưng Thịnh Incons còn có Hưng Thịnh Investment - đơn vị thành viên của Hưng Thịnh Group.
Đóng cửa ngày 24/2/2023, cổ phiếu HTN của Hưng Thịnh Incons đạt 12.300 đồng/cổ phiếu, giảm 77,9% kể từ đỉnh được thiết lập vào 29/3/2022. Như vậy, nhà đầu tư của Hưng Thịnh phải chịu thiệt hại kép khi cổ phiếu rớt giá mạnh và công ty kéo dài thời gian chi trả cổ tức lên tới 20 tháng kể từ ngày chốt danh sách cổ đông.
Chủ tịch Novaland khẳng định, doanh nghiệp luôn thiện chí và luôn làm hết sức mình để hoàn thành các nghĩa vụ theo cam kết. Các giải pháp doanh nghiệp đề xuất hoàn toàn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng theo các biến động không thể lường của thị trường.
Ông Nguyễn Việt Cường và bà Nguyễn Thị Hằng lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT Kosy đồng loạt đăng ký giao dịch 5 triệu cổ phiếu KOS của Kosy.
Có 54 doanh nghiệp đã công bố thông tin bất thường hoặc báo cáo theo yêu cầu có nội dung chậm trả lãi cho trái chủ.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa nhận đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu từ 21/2/2023.
Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố một số nội dung dự kiến sẽ trình đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30/3/2023 tới đây.
Cả năm 2022, Apax Holdings lỗ ròng 87 tỷ đồng trong khi năm trước lãi 11 tỷ đồng, đây mức lỗ cao nhất của công ty từ trước tới nay. Tuy nhiên công ty này vẫn có hơn 700 tỷ tiền mặt hết năm.
Theo Novaland, phương án đề xuất này đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp với định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ.
Theo công bố, đây là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm.
Tính đến ngày 17/2, Novaland chưa thanh toán lãi 26,5 tỷ đồng đối với lô NVLH2224005; chưa thanh toán lãi hơn 53 tỷ đồng và gốc 1.000 tỷ đồng đối với lô NVLH2123009.
Chỉ trong khoảng 3 tháng trở lại đây, do gặp khó về dòng tiền, nhiều doanh nghiệp liên quan đến Novaland đã không thể trả lãi trái phiếu đúng hạn.