Ảnh: Thanh Niên
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội giao tiếp nhận, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ giải đua xe ô tô công thức 1 (F1) từ Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix từ tháng 7 năm 2011.
Cụ thể, 3 lô đất do Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix bàn giao hoàn trả lại cho Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiếp nhận có tổng diện tích đất là gần 300.000 m2, gồm đất và tài sản trên đất.
Sau khi được tạm bàn giao, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hoá thành công như: Giải VPBanks Marathon ngay trước thềm SEA Games 31; Giải vô địch Matorkhana Việt Nam 2021; Giải vô địch Go Kart Việt Nam 2022; Tổ chức Festival sản xuất nông nghiệp và làng nghề Hà Nội. Đây cũng là nơi tập luyện thường xuyên của các môn thể thao như: xe đạp, điền kinh, các môn thể thao trong nhà…
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận bàn giao còn gặp một số khó khăn vướng mắc liên quan đến chủ quyền của từng ô đất nên rất khó đưa ra các phương án khai thác hiệu quả. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề xuất được chính thức giao việc quản lý, khai thác khu đất này. Trên cơ sở đó, Sở sẽ xây dựng đề án sử dụng vào các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch một cách hiệu quả hơn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch cần xây dựng đề án, quản lý, khai thác, sử dụng tài sản này, từ đó, UBND Thành phố sẽ giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành phối hợp thực hiện.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cũng khẳng định nhất trí về chủ trương để báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, đồng thời sẽ tiếp thu, nắm bắt ý kiến để cùng tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác khai thác đường đua xe F1.
Trước đó, Việt Nam ký hợp đồng 10 năm với công ty chủ quản giải đua F1 vào năm 2018 và nếu tổ chức, giải đua sẽ ngốn khoảng 60 triệu USD mỗi năm.
Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix - dự kiến diễn ra từ ngày 3 đến 5/4/2020 tại Hà Nội là chặng đua mới nhất thuộc Giải Vô địch đua xe F1 thế giới 2020. Đây là chặng thứ 3 của mùa giải, ngay sau chặng đua ở Melbourne (Úc), Bahrain và nằm trong nhóm mở đầu các chặng đua tại khu vực Châu Á.
Tuy nhiên, do dịch COVDI-19, chặng đua bị hủy bỏ vào năm 2020, giải đua ở Hà Nội đã bị lùi khỏi lịch toàn cầu vào 2021. Tháng 9/2022, Grand Prix Việt Nam công bố lịch trình 2023 và địa điểm Hà Nội tiếp tục không có trong lịch trình này.
Đường đua công thức 1 Hà Nội được cho là một đường đua đậm chất Việt Nam, với tòa nhà Pit Bulding có cấu trúc ba tầng được lấy cảm hứng từ Hoàng thành Thăng Long và Khuê Văn Các – tôn vinh các giá trị lịch sử lâu đời và di sản văn hóa giàu truyền thống của Hà Nội.
Tầng một của tòa Pit Bulding được bố trí 40 khoang theo tiêu chuẩn của FIA và F1. Tầng hai và ba là không gian dành cho phòng điều khiển và khu vực khán đài VIP. Tại đây, khán giả có thể nhìn thẳng xuống khu vực đường Pit, nơi diễn ra những pha thay lốp chớp nhoáng cũng như khoảnh khắc các tay đua về đích.
Đường đua có chiều dài 5.607m, với 23 góc cua, trong đó có đoạn thẳng dài tới 1,6km (long straight) - dài nhất trong các đường đua Công thức 1 - nơi các tay đua có thể đạt tốc độ tối đa là 335km/h.
Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) vừa đề xuất 6 chung cư cũ có điều kiện triển khai trước.
Năm 2023, Bình Dương phấn đấu tăng thêm 600.000 m2 sàn nhà ở xã hội và dự kiến diện tích sàn cho thuê khoảng 160.000 m2 sàn.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái Toàn Cầu tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm đến ngày 19/01/2024.
Sở Xây dựng TP Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện
UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Trong sáng nay (4/2), ngoài chương trình dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới khảo sát khu chung cư dành cho người thu nhập thấp An Phú Thịnh, phường Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn, thăm hỏi, động viên người dân và chủ đầu tư.
Trong năm 2022, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 19.211 công trình xây dụng. Các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý 320 trường hợp vi phạm (tỉ lệ 1,67%), giảm 0,46% so với năm 2020. Đây đã là năm thứ 6 liên tiếp, số vụ vi phạm trật tự xây dựng giảm.
Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến việc xác lập phương án đấu giá, định giá khởi điểm, đến việc công nhận kết quả trúng đấu giá gửi về Sở Tư pháp.
Theo Bộ Xây dựng, đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trong quý IV, cả nước có 01 dự án nhà ở thu nhập thấp với 986 căn được cấp phép mới tại Quảng Ninh.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, sẽ tiến hành lấy ý kiến các nội dung trọng tâm phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.