UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỉ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
Theo đó, diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 629,34ha; dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người. Với tính chất là trung tâm của huyện, khu vực quy hoạch gồm các chức năng: Hành chính đô thị, quảng trường, công viên cây xanh đô thị, các khu trung tâm thương mại tài chính và dịch vụ, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim... Đồng thời, là khu vực đô thị hiện hữu chỉnh trang kết hợp phát triển đô thị mới với hệ thống hạ tầng đô thị gắn với cảnh quan tự nhiên đặc trưng khu vực.
Quy hoạch nhằm triển khai cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn đã được phê duyệt và quy định pháp luật về quy hoạch đô thị; thống nhất đồng bộ với nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ tại Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 16/6/2023.
Ngoài ra, Đồ án quy hoạch còn phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các quy định của quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn có liên quan đến phân khu đô thị. Xác định cụ thể hóa phạm vi, ranh giới, diện tích, quy mô đất đai, dân số và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; các yêu cầu bảo vệ đối với các khu vực an ninh quốc phòng, khu vực bảo tồn di tích văn hóa, khu vực cảnh quan tự nhiên đặc thù (rừng phòng hộ, hồ điều hòa, các không gian mặt nước lớn), các yêu cầu phát triển đối với các khu vực cải tạo, chỉnh trang, xây dựmg mới phù hợp với quy hoạch chung đô thị vệ tinh, quy hoạch ngành, chuyên ngành, lĩnh vực liên quan đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế...
Đồng thời, quy hoạch còn làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết, đề xuất danh mục các chương trình đầu tư và dự án chiến lược, kiểm soát phát triển và quản lý đô thị.
Trước đó, tháng 7/2023 UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỉ lệ 1/2000, thuộc địa giới hành chính các xã: Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Đông Xuân, Kim Lũ và Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. Quy mô diện tích đất lập quy hoạch khoảng 1.434,5 ha. Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 46.210 người.
Cũng trong tháng 7/2023, UBND TP. Hà Nội cũng ra quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 7, tỉ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã Phù Linh, Hồng Kỳ, Tân Minh, huyện Sóc Sơn. Quy mô diện tích đất lập quy hoạch khoảng 560,59ha. Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 5.040 người.
Giai đoạn 2024-2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ; đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Trong năm 2024, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng một số dự án: Cải tạo và mở rộng theo quy hoạch đường Nguyễn Tuân; Dự án tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây; Triển khai giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn đường từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) cho đến Đầm Hồng.
Dự kiến, dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài) sẽ bắt đầu rót vốn với số lượng là 150 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú do Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư vừa được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 201 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án.
Chính phủ vừa thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành tuyến Metro số 1 vừa cập nhật phương án mới nhất trong kế hoạch vận hành đoàn tàu này. Theo đó, sẽ có 7 đoàn tàu được khai thác trước từ 1/7/2024.
Trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm, gồm: Cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường nối Mỹ Đình - Bái Đính. Tổng vốn đầu tư các dự án trên là hơn 15.000 tỷ đồng.
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 7 huyện, 2 thành phố; tỉnh không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp. Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28/136 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.