UBND TP. Hà Nội vừa có kế hoạch về thực hiện chỉ tiêu về đầu tư xây dựng, cải tạo chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024-2025 trong Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy.
Kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác đầu tư cải tạo hệ thống chợ thuộc khu vực đô thị trên địa bàn thành phố, thực hiện tốt Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025" và Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 6/2/2023 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy có hiệu quả thiết thực, phù hợp với định hướng chung phát triển hạ tầng thương mại;
Đồng thời, từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ, góp phần chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Đặc biệt là huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn thành phố một cách tổng thể, đồng bộ.
Theo đó, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Để hoàn thành các chỉ tiêu này, UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài chính, an ninh trật tự… đối với các chợ trên địa bàn; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân, làm tốt công tác công khai các thông tin cho nhân dân hiểu, đồng thuận ngay trước, trong và sau khi triển khai các chủ trương, chính sách đối với công tác đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn.
UBND Thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát lại quỹ đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt, tăng cường giải tỏa các tụ điểm kinh doanh tự phát trái quy định trên địa bàn. Rà soát lại toàn bộ kế hoạch sử dụng đất của địa phương giai đoạn 2024-2025 bảo đảm các chợ xây dựng mới đều phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2024-2025.
Cùng với đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án; Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn đối với các chợ còn vướng mắc về đất đai theo quy định.
Về đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; bảo đảm thuận lợi cho người dân khi kinh doanh và mua bán tại chợ hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, mất an ninh trật tự, bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.
Đồng thời, phân công nhiệm vụ rõ ràng, bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành của Thành phố, các đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ, các tiểu thương và người dân trong quá trình thực hiện công tác đầu tư, cải tạo chợ trên địa bàn thành phố theo đúng tiến độ, kế hoạch được giao.
Trong năm 2024, quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng một số dự án: Cải tạo và mở rộng theo quy hoạch đường Nguyễn Tuân; Dự án tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây; Triển khai giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn đường từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) cho đến Đầm Hồng.
Dự kiến, dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài) sẽ bắt đầu rót vốn với số lượng là 150 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú do Liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư vừa được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 201 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án.
Chính phủ vừa thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành tuyến Metro số 1 vừa cập nhật phương án mới nhất trong kế hoạch vận hành đoàn tàu này. Theo đó, sẽ có 7 đoàn tàu được khai thác trước từ 1/7/2024.
Trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm, gồm: Cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường nối Mỹ Đình - Bái Đính. Tổng vốn đầu tư các dự án trên là hơn 15.000 tỷ đồng.
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 7 huyện, 2 thành phố; tỉnh không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp. Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28/136 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.
Thành phố Hà Nội định hướng xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc 2 bên sông Hồng kết nối với tuyến xe buýt đường sông…