“Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét mở rộng thêm làn trên tuyến cao tốc đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình; đồng thời quy định tốc độ xe chạy của từng làn đường để đảm bảo an toàn giao thông” – cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị.
Trả lời ý kiến cử tri, Bộ GTVT cho biết: Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 20/4/2005, quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục, chiều dài 50km, tổng mức đầu tư 8.974 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 7/2012.
Tuyến cao tốc này sau khi đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo không gian phát triển và quỹ đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương và khu vực.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm khai thác, lưu lượng giao thông đã tăng cao đặc biệt sau khi đưa vào khai thác một số đoạn tuyến trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL.45…) nên việc đầu tư, mở rộng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ 4 làn xe lên thành 6 - 8 làn xe theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu vận tải là cần thiết.
“Hiện nay, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý và khai thác. VEC đang nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phương án đầu tư mở rộng đoạn tuyến. Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Nam, Nam Định trong quá trình triển khai thực hiện.” – Bộ GTVT cho hay.
Về việc quy định tốc độ xe chạy của từng làn đường cao tốc, theo Bộ GTVT, hiện nay, do đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình mỗi chiều chỉ có 02 làn xe cơ giới, việc quy định tốc độ xe chạy của từng làn đường như kiến nghị của cử tri sẽ được xem xét thực hiện sau khi hoàn thành mở rộng tuyến đường.
Các nội dung báo cáo bao gồm: công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, điều tiết bất động sản tại địa phương; các hình thức phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội, nguồn cung và giao dịch bất động sản...
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” công bố, tìm kiếm nhà đầu tư, mở màn cho một năm mới, thị trường bất động sản được dự báo là sẽ khởi sắc hơn so với năm 2023.
Năm 2024, Hà Nội sẽ tập trung giải quyết từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Sở Giao thông Vận tải vừa đề xuất thành phố Hà Nội ưu tiên cho nghiên cứu triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư với 3 dự án đường vành đai, trong đó có Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy).
Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình với chiều dài khoảng 60,9 km. Dự kiến thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023 đến năm 2027. Tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay là 18.927,63 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay 19.784,55 tỷ đồng...
HĐND TPHCM khóa X đã thông qua Nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn, với mức phí từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2024.
Dự kiến UBND TP. Hà Nội xem xét đề án quản lý lòng đường, vỉa hè vào tháng 1/2024, các tuyến phố đủ điều kiện có thể cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ.
Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Tây Nam bộ để xác định hướng tuyến, phương án nguồn vốn, hình thức đầu tư phù hợp…
Thành phố Hà Nội định hướng mô hình phát triển đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị Long Biên và Gia Lâm được quy hoạch thuộc nhóm đô thị trung tâm.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vừa thông báo mời thầu Gói thầu Xây dựng đường nối ĐT296 với vành đai IV - Hà Nội, huyện Hiệp Hoà.