Theo kế hoạch thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu vận tải hành khách công cộng bảo đảm chất lượng, phục vụ hiệu quả, phấn đấu năm 2024 đạt từ 22-25%; tiếp tục kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2023 trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).
Tập trung giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; kịp thời xử lý những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc giao thông mới và các điểm đen về tai nạn giao thông.
Sở Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì phối hợp với các sở và đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng Đề án "Giao thông thông minh" trong tổng thể xây dựng thành phố thông minh.
Từng bước xây dựng hệ thống giao thông thông minh, trong đó ưu tiên xây dựng một số hợp phần như: xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh của Thành phố; hệ thống camera giám sát giao thông, hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ, kết nối tín hiệu đường bộ và đường sắt, lắp đặt hệ thống trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện…
UBND Thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông; kiên quyết xử lý và chấm dứt tình trạng người đi mô tô, xe máy, xe đạp đi vào đường cao tốc và các tuyến đường cấm.
Khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm; đối tượng tập trung kiểm tra, xử lý là người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở hàng hóa... Cương quyết ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ...
Đối với các phương tiện chở khách, tập trung kiểm soát ngay tại nơi xuất phát. Đối với các xe chở hàng hóa, vật liệu xây dựng, tổ chức kiểm soát tải trọng phương tiện ngay tại đầu nguồn, kho, bãi, mỏ vật liệu.
Đẩy mạnh xử lý vi phạm về tốc độ, thời gian làm việc của lái xe thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (GPS); nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm qua hệ thống camera giám sát giao thông.
Kiểm tra, xử lý và ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé vận tải hành khách trái quy định; bảo đảm an ninh, an toàn, thuận lợi cho hành khách, hạn chế tối đa hiện tượng ùn ứ khách tại các bến xe, nhất là trong các ngày lễ, Tết.
Tính đến ngày 15/12/2023, Hà Nội đã xử lý 15 điểm ùn tắc giao thông. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an Thành phố xử lý 7 điểm đen giao thông. Đối với 1 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên tuyến đường Lĩnh Nam, Sở đã chỉ đạo Ban Duy tu tăng cường duy tu, duy trì nhằm bảo đảm êm thuận và phối hợp với UBND quận Hoàng Mai đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng mặt đường Lĩnh Nam.
Tại khu vực cầu Thanh Trì thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Duy tu cắm bổ sung biển cảnh báo, tăng cường duy tu mặt cầu, vệ sinh hệ thống an toàn giao thông, bổ sung phản quang trên lan can thành cầu... và đang tổ chức nghiên cứu thay thế vật liệu dải phân làn phương tiện cho phù hợp để giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra.
Sở Giao thông Vận tải vừa đề xuất thành phố Hà Nội ưu tiên cho nghiên cứu triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư với 3 dự án đường vành đai, trong đó có Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy).
Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình với chiều dài khoảng 60,9 km. Dự kiến thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023 đến năm 2027. Tổng mức đầu tư không bao gồm lãi vay là 18.927,63 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay 19.784,55 tỷ đồng...
HĐND TPHCM khóa X đã thông qua Nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn, với mức phí từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2024.
Dự kiến UBND TP. Hà Nội xem xét đề án quản lý lòng đường, vỉa hè vào tháng 1/2024, các tuyến phố đủ điều kiện có thể cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ.
Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Tây Nam bộ để xác định hướng tuyến, phương án nguồn vốn, hình thức đầu tư phù hợp…
Thành phố Hà Nội định hướng mô hình phát triển đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị Long Biên và Gia Lâm được quy hoạch thuộc nhóm đô thị trung tâm.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vừa thông báo mời thầu Gói thầu Xây dựng đường nối ĐT296 với vành đai IV - Hà Nội, huyện Hiệp Hoà.
Sáng 3/12, Đoàn ĐBQH TPHCM, đơn vị số 1 có buổi tiếp xúc với cử tri TP. Thủ Đức sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Thành ủy Hà Nội phân cấp 5 công viên, vườn hoa gồm: Tuổi trẻ, Bách Thảo, Lê Nin, Thống Nhất, Hòa Bình cho các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm quản lý, duy trì, chăm sóc theo địa giới hành chính, thực hiện từ 01/01/2024.
Theo đề xuất của liên danh tư vấn, TPHCM nên phát triển theo mô hình đa trung tâm.