Theo đó, mức thu phí cho hoạt động trông giữ xe từ 50.000 - 350.000/m2/tháng và mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000 - 100.000 đồng/m2/tháng tùy theo khu vực.
Về cách tính thời gian thuê, nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong một tháng tính nửa tháng; từ 15 ngày trở lên trong một tháng sẽ tính 1 tháng.
Mức phí được áp dụng theo giá đất bình quân tại 5 khu vực (mỗi khu vực sẽ có tuyến đường trung tâm và các tuyến còn lại).
Khu vực 1 gồm quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, Phú Nhuận, Khu A - Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khu vực 2 gồm quận 2 (nay thuộc thành phố Thủ Đức, trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 6, quận 7 (trừ Khu A - Khu đô thị mới Nam Thành phố), quận 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.
Khu vực 3 gồm quận 8, quận 9 (nay thuộc thành phố Thủ Đức), quận 12, quận Thủ Đức (nay thuộc thành phố Thủ Đức), Tân Phú, Gò Vấp.
Khu vực 4 gồm các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi. Khu vực 5 gồm huyện Cần Giờ.
Đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để tổ chức các hoạt động văn hóa và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa; làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm, giữ xe máy, xe mô tô, xe đạp có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh) cho biết, sau khi HĐND Thành phố thông qua Nghị quyết, UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ sớm ban hành kế hoạch thực hiện.
Hiện Sở Giao thông vận tải và các địa phương đang rà soát, ban hành danh mục các tuyến đường đủ điều kiện sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Khi khảo sát các tuyến, ưu tiên lớn nhất vẫn là vỉa hè phải đảm bảo còn đủ 1,5m cho người đi bộ.
Theo ông Ngô Hải Đường, khi muốn ban hành danh mục các tuyến đường, cơ quan quản lý phải tổ chức tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư khu vực đó rồi mới triển khai. Từng tuyến đường sẽ có phương án cho sử dụng lòng đường, hè phố cụ thể, chứ không làm đại trà, vội vã. Đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa và điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ, địa phương có trách nhiệm rà soát trên địa bàn quản lý thật chi tiết tuyến đường.
Tháng 7 vừa qua, UBND Thành phố đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố; trong đó, ưu tiên cho mục đích giao thông. Trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho các trường hợp nêu trên phải bảo đảm các nguyên tắc không gây mất trật tự an toàn giao thông; phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5m; phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông./.
Dự kiến UBND TP. Hà Nội xem xét đề án quản lý lòng đường, vỉa hè vào tháng 1/2024, các tuyến phố đủ điều kiện có thể cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ.
Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Tây Nam bộ để xác định hướng tuyến, phương án nguồn vốn, hình thức đầu tư phù hợp…
Thành phố Hà Nội định hướng mô hình phát triển đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị Long Biên và Gia Lâm được quy hoạch thuộc nhóm đô thị trung tâm.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vừa thông báo mời thầu Gói thầu Xây dựng đường nối ĐT296 với vành đai IV - Hà Nội, huyện Hiệp Hoà.
Sáng 3/12, Đoàn ĐBQH TPHCM, đơn vị số 1 có buổi tiếp xúc với cử tri TP. Thủ Đức sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Thành ủy Hà Nội phân cấp 5 công viên, vườn hoa gồm: Tuổi trẻ, Bách Thảo, Lê Nin, Thống Nhất, Hòa Bình cho các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm quản lý, duy trì, chăm sóc theo địa giới hành chính, thực hiện từ 01/01/2024.
Theo đề xuất của liên danh tư vấn, TPHCM nên phát triển theo mô hình đa trung tâm.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, theo quyết định mới này, cảng biển Việt Nam có 296 bến cảng.
Chiều 17/11, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đơn vị tư vấn đã đưa ra 6 phương án xây dựng cầu Cần Giờ với tổng vốn đầu tư hơn 10.500 tỷ đồng.