Thứ 7 ngày 20 tháng 4 năm 2024 / 10:55

“Ôm” hơn 1,5 triệu tỷ đồng thế chấp là bất động sản, nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank tăng 50%

Theo báo cáo, tính đến ngày 31/12/2022, nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank đạt mức hơn 6.623 tỷ đồng, tăng 50% so với hồi đầu năm.
“Ôm” hơn 1 | 5 triệu tỷ đồng thế chấp là bất động sản | nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank tăng 50% | “Ôm” hơn 1,5 triệu tỷ đồng thế chấp là bất động sản, nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank tăng 50% | thị trường | doanh nghiệp | tiêu điểm | quy hoạch | hạ tầng | dự án | tài chính |

Lần đầu tiên quy mô tài sản thế chấp tại Vietcombank vượt mốc 2 triệu tỷ

Như tin đã đưa, năm 2022, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) đạt gần 37.359 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 35,9% so với năm 2021 và vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm.

Với kết quả trên, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận toàn hệ thống trong năm thứ 5 liên tiếp, bỏ xa hai nhà băng đứng kế sau là Techcombank (25.600 tỷ) và BIDV (23.058 tỷ đồng).

Đáng chú ý, cùng với việc đạt ngôi quán quân về lợi nhuận, lượng tài sản thế chấp tại Vietcombank trong năm 2022 cũng tăng thêm hơn 477.000 tỷ đồng (tăng 29,2%), lên trên 2,11 triệu tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên quy mô tài sản thế chấp tại Vietcombank vượt mốc 2 triệu tỷ.

Trong đó, bất động sản là cấu phần lớn nhất, chiếm gần 74% tổng lượng tài sản thế chấp tại Vietcombank với hơn 1,56 triệu tỷ. So với cuối năm 2022, lượng bất động sản thế chấp tại Vietcombank đã tăng thêm gần 397.000 tỷ và là bộ phận có tốc độ tăng nhanh nhất.

Vietcombank cũng nhận gần 167.170 tỷ đồng tiền gửi làm tài sản thế chấp, tăng 28.300 tỷ so với cuối năm 2021. Trong khi lượng tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá giảm gần 16.600 tỷ, xuống còn 46.448 tỷ đồng.

Các loại tài sản thế chấp khác tại Vietcombank có giá trị 336.252 tỷ đồng, tăng hơn 68.000 tỷ trong năm 2022 và chiếm tỷ trọng 15,9%.

Nợ có khả năng mất vốn tăng 50%

Theo Báo cáo tài chínhhợp nhất quý 4/2022, tổng nợ xấu nội bảng của Vietcombank đạt mức 7.808 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2021. Trong đó ghi nhận sự chuyển dịch từ Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) và Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) sang Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5).

Cụ thể, so với hồi đầu năm, Nợ nhóm 3 giảm 44% xuống còn 412,6 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 giảm 20% xuống mức 722,1 tỷ đồng. Trong khi đó, Nợ nhóm 5 tăng gần 50% lên mức hơn 6.623 tỷ đồng, chiếm tới gần 85% tổng nợ xấu của Vietcombank. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này nhích nhẹ 0,64% hồi đầu năm lên 0,68%.

Cũng theo báo cáo, tính đến cuối quý 4/2022, Vietcombank đang sở hữu gần 396 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh; 77,2 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẵn sàng để bán và có tới 11.009 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.

Ngoài ra, Vietcombank cũng nắm giữ gần 694 tỷ đồng trái phiếu kinh doanh, 36.887 tỷ đồng trái phiếu đầu tư sẵn sàng để bán và 46.589 trái phiếu đầu tư giữ đến ngày đáo hạn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành.

Liên quan đến vấn đề này, theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2022 Vietcombank đã phát hành 7 lô trái phiếu khác nhau với tổng giá trị 3.240 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng này cũng mua lại 7 lô trái phiếu trước hạn với giá trị 3.260 tỷ đồng và đáo hạn 1 lô trái phiếu có giá trị 3.000 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2022, Vietcombank đang lưu hành 56 lô trái phiếu khác nhau với giá trị khoảng hơn 14.396 tỷ đồng.

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/om-hon-15-trieu-ty-dong-the-chap-la-bat-dong-san-no-co-kha-nang-mat-von-cua-vietcombank-tang-50-1869.htm

Tin liên quan