Mức giá khởi điểm thực hiện thoái vốn sẽ lấy giá cao nhất một trong hai mức giá. Mức giá 1, giá xác định của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo phương pháp tài sản là 21.300 đồng/cổ phiếu. Mức giá 2, giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp của cổ phiếu PGB trên sàn chứng khoán UPCoM trước ngày phê duyệt phương án thoái vốn.
Được biết, tiền thân của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, chính thức hoạt động theo giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13/11/1993. Tại thời điểm 31/12/2022, ngân hàng có 80 điểm giao dịch, trong đó có 1 trụ sở chính tại Hà Nội, 16 chi nhánh trên cả nước và 1.700 nhân viên.
Hiện nay, PG Bank có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sở hữu 40%, tương đương 120 triệu cổ phiếu. Nếu thoái vốn thành công, Petrolimex thu về ít nhất 2.556 tỷ đồng.
Trong năm 2022, PG Bank đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 30,4% so cùng kỳ năm trước (YoY); lợi nhuận sau thuế đạt 405 tỷ đồng, tăng 53,6%; lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.349 đồng.
Tại thời điểm 31/12/2022, PG Bank có 48.991 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 20,63% so với đầu năm; 31.260 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, tăng 11,35%; 29.051 tỷ đồng cho vay khách hàng, tăng 5,64%. Trong 3 chỉ tiêu trên, PG Bank xếp vị trí thứ 26 trong 27 ngân hàng niêm yết và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) xếp vị trí thứ 27.
Tổng nợ xấu đạt 745 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,56% tăng nhẹ so với mức 2,24% tại thời điểm đầu năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/2, cổ phiếu PGB tăng trần 14,71% so với phiên trước đó và đạt 19.500 đồng/cổ phiếu, đang thấp hơn định giá theo phương pháp tài sản 21.300 đồng/cổ phiếu của Petrolimex đưa ra. Ở mức giá hiện tại, vốn hóa của PGBank đạt 5.850 tỷ đồng.
Nguyễn Như