Theo số liệu vừa được Cục Thống kê Hà Nội công bố, 9 tháng năm 2024, doanh thu dịch vụ khác trên địa bàn thành phố đạt 123,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,9% và tăng 6,3% so với cùng kỳ. Trong đó, giáo dục và đào tạo tăng 10,5%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 8,9%; dịch vụ khác tăng 8,6%; kinh doanh bất động sản tăng 8% và y tế tăng 7,5%.
Như vậy, xét riêng về ngành bất động sản, 9 tháng năm 2024, doanh thu từ lĩnh vực này ở Hà Nội đã bỏ xa TP.HCM.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, kết thúc 9 tháng năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 60,3% trong tổng số doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Có thể thấy, việc doanh thu từ kinh doanh bất động sản ở Hà Nội tăng mạnh không nằm ngoài dự đoán, bởi từ đầu năm đến nay, thành phố này đang là thị trường bất động sản sôi động nhất trên cả nước khi giá và giao dịch đều tăng ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt là tình trạng “sốt nóng” ở phân khúc chung cư.
Ghi nhận của người viết cho thấy, từ đầu năm đến nay, thị trường căn hộ chung cư ở Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn cung mới, dẫn đến việc nhiều dự án cứ mở bán là gần hết hàng và giá bị đẩy lên cao ở cả ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp.
Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam vừa công bố cách đây ít ngày cho thấy, sau thời gian tăng nóng, hiện mặt bằng giá sơ cấp chung cư trung bình tại thị trường Hà Nội đã đạt 69 triệu đồng/m2 (vượt TP.HCM 68 triệu đồng/m2), tăng 6% theo quý và 28% theo năm.
Không tăng đột biến như chung cư nhưng phân khúc nhà riêng cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Phân khúc nhà trong ngõ giá 3-4 tỷ đồng cũng khó tìm khi mức giá trung bình trên thị trường hiện nay khoảng 100 triệu đồng/m2 khu vực ven vành đai 3 và 150 triệu đồng/m2 ở các quận nội thành.
Một phân khúc khác được cho “kén” người mua, đó là biệt thự, liền kề cũng ghi nhận mức giá tăng mạnh. Có những khu vực ghi nhận tăng 50-100% chỉ trong vòng 2 năm qua như Hoài Đức, Đan Phượng, Nam Từ Liêm… Giá bán sơ cấp cao kéo theo mặt bằng giá chuyển nhượng cũng tăng theo, mặc dù nhiều dự án nằm trong vùng “động mưa là ngập”.
Không dừng ở đó, phân khúc đất nền cũng không nằm ngoài “cuộc đua” tăng nóng của bất động sản Hà Nội, khi tại các vùng ven như Đông Anh, Hòa Lạc, Hoài Đức, Thạch Thất, Gia Lâm… giao dịch sôi động, giá tăng trung bình từ 20-30% so với cuối năm 2023.
Riêng tại Đông Anh, sau thông tin Vingroup khởi công Trung tâm Triển lãm Hội chợ Quốc gia và Hà Nội sắp xây cầu Tứ Liên nối Đông Anh với nội thành, nhiều người đã đổ đến các khu vực Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm tìm mua đất nền, khiến giá đất nhiều khu vực tiếp tục tăng cao.
Khảo sát thực tế của người viết vào hồi trung tuần tháng 9 vừa qua cho thấy, tại xã Xuân Canh, nơi dự án Vingroup vừa khởi công, ghi nhận mức giá tăng mạnh nhất. Giá đất mặt đường Xuân Canh hiện tại đang được rao bán từ 120-140 triệu đồng/m2; đất trong ngõ 80-97 triệu đồng/m2, trong khi cách đây vài tháng giá chỉ 60-65 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, các cuộc đấu giá đất tại một số địa phương bất ngờ được quan tâm trở lại. Dù chỉ ít các thửa đất được đem ra đấu giá nhưng đã thu hút hàng trăm, hàng nghìn hồ sơ đăng ký cũng như người tham gia trực tiếp. Mức đầu giá thành công cao nhất lên tới 10 lần so với giá khởi điểm tại một số huyện ngoại thành như Hoài Đức, Thanh Oai.
Đáng chú ý, trước tình trạng giá nhiều phân khúc bất động sản ở Hà Nội tăng quá nóng, trong Công văn 5155/BXD-QLN ngày 06/9/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, Bộ Xây dựng đã chỉ rõ, Hà Nội xảy ra tình trạng giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân.
Đồng thời, yêu cầu thành phố kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản tại địa phương; kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường; thanh tra, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có) theo thẩm quyền…
Theo Bộ Tài chính, 9 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán. 9 tháng chi ước đạt 1.256,3 nghìn tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán.
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang cạnh tranh thu hút tiền gửi bằng các mức lãi suất hấp dẫn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) bất ngờ trở thành ngân hàng đầu tiên trong tháng 10 giảm lãi suất huy động.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản,…
Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất trên địa bàn thành phố đạt 10.632 tỷ đồng, tăng gần 160% so với con số 6.648 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây đã có văn bản gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông bất thường về việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực, MB hiện muốn huy động 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2 và cho vay khách hàng.
9 tháng năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 60,3% trong tổng số doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với con số được đưa ra vào cuối tháng 8/2024 - người viết), chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Việc thu hút nguồn vốn trong nhân dân để phục vụ hai dự án nêu trên, có thể thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia.
Luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản cần xem lại như việc xác định chủ thể quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản trong phát hành trái phiếu, do ngân hàng không còn được phép thực hiện vai trò này, trong khi Luật Đất đai cho phép thế chấp, nhưng chưa có hướng dẫn, khiến việc huy động trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó.