Hãng tin CNN cho hay công ty mẹ Seven & I Holdings của chuỗi siêu thị 7-Eleven trong báo cáo tài chính mới nhất đã tuyên bố đóng cửa 444 chi nhánh vì doanh số giảm, lượng khách đi xuống, áp lực lạm phát và đặc biệt là lượng người mua thuốc lá giảm.
Seven& I Holdings cho biết họ đối mặt với tình trạng chi tiêu thận trọng từ phía khách hàng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp.
Hiện 7-Eleven có hơn 13.000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, Canada và Mexico, qua đó giữ ngôi vị chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới. Bởi vậy việc đóng cửa này chỉ chiếm 3% tổng số chi nhánh.
Danh sách cụ thể các địa điểm đóng cửa chưa được công bố ngay lập tức.
Theo các chuyên gia, mô hình kinh doanh dần lỗi thời của 7-Eleven là nguyên nhân chính dẫn đến doanh số giảm khi nhiều người đến đây không phải vì hết thứ gì hay cần mua gấp thực phẩm gì mà chỉ để giải trí, thư giãn trong lúc bơm xăng hoặc đơn giản là để mua thứ gì đó không quan trọng.
Điều này khiến chiến lược phủ sóng dọc các trạm xăng ở Bắc Mỹ hay len lỏi vào từng ngóc ngách ở các thị trường Châu Á trở nên bất hợp lý. Chi phí mặt bằng tăng cao cùng sự sụt giảm tiêu dùng khiến 7-Eleven hụt hơi trong cuộc đua cùng các siêu thị khác.
Trong một tuyên bố gửi tới CNN, công ty khẳng định việc đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả là một phần trong chiến lược tăng trưởng dài hạn. "Chúng tôi liên tục xem xét và tối ưu hóa danh mục đầu tư”, đại diện 7-Eleven chia sẻ. "Đồng thời, chúng tôi vẫn tiếp tục mở rộng ở những khu vực có nhu cầu cao về dịch vụ tiện lợi”.
"Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần thay đổi mô hình kinh doanh của mình từ dựa vào các trạm xăng và bán thuốc lá sang mô hình siêu thị mà khách hàng lựa chọn chúng tôi dựa trên sản phẩm khác. Chìa khóa cho sự thay đổi này là thực phẩm tươi", giám đốc điều hành Ryuichi Isaka của Seven & I Holdings cho biết.
Thế nhưng, chiến lược này cũng vấp phải nhiều nghi vấn.
Trước tình hình có vẻ không mấy khả quan của 7-Eleven, công ty mẹ của Circle K là Alimentation Couche-Tard đang nỗ lực mua lại 7-Eleven. Công ty Canada này đã đưa ra mức giá chào mua ban đầu là 38,7 tỷ USD, nhưng bị từ chối.
Vào ngày 9/10 vừa qua, Alimentation Couche-Tard đã nâng mức đề nghị lên 47 tỷ USD - một bước đi lớn nhằm thúc đẩy khả năng thành công của thương vụ, càng khiến nhiều chuyên gia lo lắng hơn cho tình hình của 7-Eleven.
Nếu suôn sẻ, đây sẽ là vụ thâu tóm lớn nhất của một công ty Nhật Bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc đàm phán giữa hai bên vẫn đang được giữ kín theo yêu cầu của bên mua. Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền Tokyo phải xem xét rất kỹ lưỡng tác động của việc bán 7-Eleven cho người nước ngoài, do 7-Eleven không chỉ là chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới mà còn là một biểu tượng của Nhật Bản.
Tuy nhiên, động thái này cho thấy tiềm năng to lớn mà các nhà đầu tư vẫn nhìn thấy ở 7-Eleven, bất chấp những thách thức hiện tại./.
Dù liên tục báo doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng/năm và tăng trưởng dương, nhưng GS 25, Family Mart, 7-Eleven… vẫn ngập trong thua lỗ.
9 tháng năm 2024, doanh thu từ kinh doanh bất động sản ở Hà Nội tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt xa so với con số 6,7% của TP.HCM đạt được.
Theo Bộ Tài chính, 9 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán. 9 tháng chi ước đạt 1.256,3 nghìn tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán.
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang cạnh tranh thu hút tiền gửi bằng các mức lãi suất hấp dẫn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) bất ngờ trở thành ngân hàng đầu tiên trong tháng 10 giảm lãi suất huy động.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản,…
Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất trên địa bàn thành phố đạt 10.632 tỷ đồng, tăng gần 160% so với con số 6.648 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây đã có văn bản gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông bất thường về việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực, MB hiện muốn huy động 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2 và cho vay khách hàng.
9 tháng năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 60,3% trong tổng số doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với con số được đưa ra vào cuối tháng 8/2024 - người viết), chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.