Thời gian qua, để phục hồi kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn, các ngân hàng đã đồng loạt kéo giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, từ đầu tháng 4 đến nay, một số ngân hàng đã rục rịch điều chỉnh tăng lãi suất huy động trở lại.
Theo thống kê từ đầu tháng 5 đến nay cho thấy, đã có khoảng 20 ngân hàng tăng lãi suất huy động, gồm: ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank, Viet A Bank, ABBank, VPBank, HDBank, SHB và MB….
Mới đây nhất, sáng nay (27/5), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã lần đầu tiên trong tháng tham gia “cuộc đua” làm nóng lãi suất huy động khi công bố tăng lãi suất nhiều kỳ hạn.
Cụ thể, SHB nâng lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng tăng 0,3%/năm lên 3,1%/năm, kỳ hạn 2 tháng, kỳ hạn 3 tháng tăng 0,2%/năm lên 3,2%/năm, kỳ hạn 4-5 tháng cũng đang được niêm yết tại mức 3,2%/năm sau khi tăng 0,1%/năm.
Lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,3%/năm lên mức 4,5%/năm. Đây cũng là lãi suất huy động kỳ hạn 7-8 tháng sau khi các kỳ hạn này tăng thêm 0,2%/năm.
Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 9-11 tháng cũng tăng thêm 0,2%/năm lên mức 4,6%/năm.
Trong khi đó kỳ hạn 12-36 tháng cùng tăng 0,1%/năm. Kỳ hạn 12 tháng hiện có lãi suất 5%/năm, kỳ hạn 13-15 tháng 5,1%/năm, kỳ hạn 18 tháng 5,3%/năm, kỳ hạn 24 tháng 5,6%/năm và kỳ hạn 36 tháng có lãi suất cao nhất là 5,9%/năm.
Không riêng gì SHB, lãi suất huy động tại Techcombank cũng tiếp tục được điều chỉnh tăng trong ngày đầu tiên của tuần cuối tháng 5. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1-5 tháng tăng 0,2%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng tăng thêm 0,1%/năm. Lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 12-36 tháng không thay đổi.
Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến dành cho tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 2,75%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 3,05%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng là 3,95%/năm.
Báo cáo cập nhật của Vndirect cho biết, tính đến ngày 27/4/2024, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại dao động ở mức khoảng 4,61%/năm, +0,05 điểm % so với tháng trước và -0,31 điểm % tính từ đầu năm.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát gia tăng và đồng nội tệ mất giá đã khiến việc giảm lãi suất huy động chậm lại trong vài tháng qua. Mặt khác, nhu cầu tín dụng yếu đã hạn chế áp lực tăng lãi suất huy động và cho vay vì theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 23/4/2024, tín dụng chỉ tăng 1,6% tính từ đầu năm
Nhận định về việc các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động trở lại, công ty chứng khoán này cho rằng, lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của Việt Nam - một chỉ báo cho xu hướng lãi suất huy động, đã tăng lên 2,09% tính đến ngày 26/04 từ mức 1,84% vào cuối tháng 3.
Ngoài ra, NHNN đã tăng hút ròng lên 57,8 nghìn tỷ đồng (2,3 tỷ USD) tính tới ngày 10/5 sau khi bơm ròng 66,5 nghìn tỷ đồng (2,6 tỷ USD) vào cuối tháng 4 trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng. Vì vậy, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm neo ở mức trên 4,0% tính đến ngày 10/5, tăng từ mức 3,98% vào cuối tháng 4.
“Chúng tôi cho rằng mức tăng lãi suất huy động sẽ không đáng kể, ít nhất là trong quý tới, chủ yếu là do nền kinh tế trong giai đoạn đầu phục hồi với tốc độ vừa phải, đặc biệt tăng trưởng tín dụng và tiêu dùng vẫn còn chậm”, báo cáo nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam nhìn nhận, lãi tiền gửi đang được các nhà băng tăng nhưng vẫn ở mức thấp nhiều năm. Hiện, mặt bằng chung lãi tiền gửi là 5%.
Theo ông Quang, động thái tăng lãi huy động của các ngân hàng ngoài theo xu hướng của các thị trường quốc tế, còn nhằm mục tiêu cân bằng so với lợi suất của các kênh đầu tư khác trên thị trường.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4 vẫn dưới 2%, thấp so với cùng kỳ các năm trước. Ông Quang cho hay thực tế xu hướng của tín dụng là thường tăng rất chậm trong quý I, hồi phục vào quý II hàng năm.
"Lãi suất tiền gửi có thể tăng 0,5-1% trên các kỳ hạn khác nhau từ nửa cuối năm nay", ông dự báo./.
Đề xuất được Bộ Xây dựng đưa ra trong bối cảnh thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất xuống còn 8% với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà nhưng gói 120.000 tỷ vẫn giải ngân được rất ít.
Nội dung thanh tra bao gồm: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; về kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank - chi nhánh Sài Gòn vừa có thông báo đấu giá lần thứ 10 với hai tài sản liên quan đến Hoa hậu Doanh nhân thành đạt Lý Thị Minh Nguyệt.
Kết thúc phiên đấu thầu ngày 23/5, 11 thành viên đã trúng thầu 13.400 lượng vàng, giá trúng thầu ở mức 88,72 triệu đồng/lượng - 88,73 triệu đồng/lượng. Đây là phiên có khối lượng trúng thầu cao nhất trong 9 phiên qua.
Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt vừa ban hành. Nghị định cũng đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử.
Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đấu thầu thành công 79 lô tương đương 7.900 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 9 thành viên.
Xu hướng tăng lãi suất huy động đã xuất hiện từ cuối tháng 3 và diễn ra trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 5. Hiện nhiều nhà băng đã niêm yết mức lãi suất huy động cao nhất lên mức 6,2%/năm.
Mặc dù thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất, còn 8% với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà nhưng lãi suất cao, thời hạn ưu đãi ngắn, trong vòng 3-5 năm nên "chưa thực sự thu hút người vay”.
Trong tháng 5/2024, 28 mã trái phiếu thuộc 24 tổ chức phát hành trị giá 15 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn; trong đó, ước tính có khoảng 4,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 30% có nguy cơ chậm trả nợ đến hạn.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 4848/BTC-ĐT ngày 13/5/2024 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn NSTW (vốn trong nước) do địa phương quản lý.