Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong năm 2024 lên 5,0% so với mức dự báo trước đó là 4,9%, do xuất khẩu tăng của khu vực đã bổ sung cho nhu cầu nội địa vững vàng. Triển vọng tăng trưởng cho năm sau được giữ nguyên ở mức 4,9%.
Lạm phát được dự báo giảm dần xuống còn 2,9% trong năm nay, trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu giảm và tác động dai dẳng của các mức lãi suất cao hơn, theo nhận định trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) được công bố hôm nay.
Sau quá trình phục hồi sau đại dịch chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa, xuất khẩu đang tăng mạnh trở lại và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực. Nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm điện tử, đặc biệt là chất bán dẫn dùng cho các ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo, đang giúp đẩy mạnh xuất khẩu từ một số nền kinh tế châu Á.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Alberk Park, chia sẻ: “Hầu hết châu Á và Thái Bình Dương đang chứng kiến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so với nửa cuối năm ngoái. Các yếu tố cơ bản của khu vực vẫn vững vàng, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý tới một số rủi ro có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng, từ sự không chắc chắn liên quan tới kết quả bầu cử tại các nền kinh tế chủ chốt tới những quyết định về lãi suất và những căng thẳng địa chính trị”.
Trong khi lạm phát đang giảm dần về mức trước đại dịch trong khu vực nói chung, áp lực giá cả vẫn cao tại một số nền kinh tế. Lạm phát giá lương thực vẫn cao tại Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, một phần là do khí hậu bất lợi và những hạn chế xuất khẩu lương thực ở một số nền kinh tế.
Dự báo tăng trưởng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), nền kinh tế lớn nhất khu vực, được duy trì ở mức 4,8% trong năm nay. Tiêu dùng dịch vụ tiếp tục phục hồi cùng với các hoạt động công nghiệp và xuất khẩu mạnh hơn dự kiến đang hỗ trợ cho tăng trưởng, ngay cả khi lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc vẫn chưa ổn định. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp chính sách bổ sung vào tháng 5 để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Triển vọng của Ấn Độ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, cũng được giữ nguyên ở mức 7,0% trong năm tài khóa 2024. Ngành công nghiệp của Ấn Độ được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ nhờ lĩnh vực sản xuất và nhu cầu xây dựng cao. Nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi trong bối cảnh dự báo lượng mưa trên mức trung bình, trong khi nhu cầu đầu tư vẫn mạnh, với đầu tư công có vai trò chủ đạo.
Đối với Đông Nam Á, dự báo tăng trưởng được duy trì ở mức 4,6% trong năm nay nhờ sự cải thiện vững vàng về nhu cầu nội địa và bên ngoài. Triển vọng năm nay của khu vực Cáp-ca-dơ và Trung Á được nâng lên 4,5% so với dự báo trước đó là 4,3%, một phần nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến ở A-déc-bai-gian và Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan. Tại Thái Bình Dương, triển vọng tăng trưởng của năm 2024 được duy trì ở mức 3,3%, nhờ chi tiêu cho du lịch và cơ sở hạ tầng, cùng với hoạt động khai khoáng được phục hồi tại Pa-pua Niu Ghi-nê.
Dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, khu vực chế biến chế tạo liên quan đến thương mại - một trong những động lực phục hồi chủ yếu - dự kiến sẽ chậm lại trong thời gian tới, trong khi nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Lạm phát được dự báo sẽ ổn định ở mức 4,0% trong hai năm 2024 và 2025.
Đường cong lãi suất ngày càng rõ nét khi lãi suất đã có xu hướng tăng nhẹ. Dự báo những tháng cuối năm mặt bằng lãi suất sẽ tìm đến điểm cân bằng mới.
Chỉ trong 2 tháng là tháng 6 và tháng 7 năm 2024, ACB đã phát hành tổng cộng 4 lô trái phiếu, trong đó lô có giá trị lớn nhất lên đến 5.000 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng cho hay Vingroup và Techcombank đề xuất gói tín dụng ưu đãi mới cho nhà ở xã hội (NƠXH). Theo đề xuất, lãi suất vay dành cho người mua nhà ở xã hội theo mức lãi vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo từng thời kỳ, hiện nay mức lãi suất này khoảng 4,8%/năm.
Ông Trương Anh Tuấn bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ nơi ông làm đại diện pháp luật bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Theo Vis Ratings, 60% trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 7/2024 có khả năng không trả được nợ gốc, chủ yếu thuộc nhóm ngành bất động sản dân cư.
Bất chấp lãi suất thấp, tiền người dân gửi ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới hơn 6,7 triệu tỷ đồng trong tháng 4, tăng hơn 120.000 tỷ đồng trong tháng 4.
Trước khi bổ nhiệm ông Kamijo Hiroki làm Phó tổng giám đốc, Ban Điều hành của VPBank hiện có 17 thành viên, trong đó ông Nguyễn Đức Vinh giữ chức Tổng Giám đốc.
Riêng trong tháng 6/2024, tín dụng tăng trưởng tới 3,6% và trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế.
Số liệu vĩ mô 6 tháng đầu năm cho thấy chế biến, chế tạo, xuất nhập khẩu là điểm sáng, khối FDI dẫn dắt tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công tích cực, lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt...
Hiện ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) có thêm TPbank và VPBank đã đăng ký tham gia chương trình với số tiền mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.