Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank (mã TCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 5.623 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính là do tín dụng – mảng kinh doanh chính của ngân hàng ghi nhận khoản lãi giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 6.527 tỷ đồng. Hoạt động kinnh doanh ngoại hối cũng lỗ tới 229 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 34 tỷ đồng; mảng chứng khoán đầu tư lỗ gần 31 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, hoạt động dịch vụ ghi nhận kết quả khá khả quan với khoản lãi 1.944 tỷ đồng, tăng trưởng 15.2% so với cùng kỳ trong khi chứng khoán kinh doanh cũng lãi 29 tỷ đồng, so với mức lỗ gần 96 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng đột biến gấp hơn 2 lần, đạt 1.057 tỷ đồng.
Tựu chung lại, tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của Techcombank đạt 9.300 tỷ đồng, giảm 7,1% so với con số hơn 10.000 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước, trong khi chi phí hoạt động lại tăng 4,6%, lên 3.142 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ còn 6.158 tỷ đồng, giảm 12,1%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần gấp 2,5 lần lên 535 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 3/2022, tổng tài sản của Techcombank ở mức hơn 723,5 nghìn tỷ đồnng, tăng 3,5% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 465,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,7%, chủ yếu tăng trưởng ở cho vay kinh doanh bất động sản.
Thuyết minh báo cáo cho biết, riêng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của Techcombank đến cuối tháng 3 đã đạt 147,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh tới 35,9% so với đầu năm và chiếm tới 31,8% tổng cho vay khách hàng.
Đến cuối tháng 3, Techcombank đang nắm 98,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm nhẹ 4,6% so với đầu năm. Trong đó, ngân hàng đang có 31,1 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (giảm 15,2%), 28,2 tỷ đồng trái phiếu do các TCTD khác phát hành (giảm 17,7%) và gần 37,8 nghìn tỷ đồng TPDN (giảm 7,9% so với đầu năm).
Tiền gửi của khách hàng đến cuối tháng 3/2022 đạt 387,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với đầu năm. Trong đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn đạt 118,2 nghìn tỷ, giảm 4% so với đầu năm. Tỷ lệ CASA theo đó giảm về mức 30,5%, so với mức 34,4% 3 tháng trước đó.
Tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng của Techcombank hiện ở mức khá cao, tới mức 120%. Trong kỳ, ngân hàng tăng phát hành giấy tờ có giá lên 46.729 tỷ đồng, tương đương tăng 37,4% so với đầu năm.
Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 3/2023, Techcombank đang có 3.946 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng mạnh tới 30,1% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó bị kéo lên 0,85%, so với mức 0,72% hồi đầu năm nay.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, cổ đông Techcombank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt gần 511.300 tỷ đồng, tăng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép. Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến thấp hơn 1,5%.
Trước đây HDBank đã thành công trong thương vụ nhận sáp nhập Ngân hàng Đại Á. Sau đó, HDBank đã từng định nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
Cùng với một số đối tượng ưu tiên, những người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức... là những đối tượng được vay vốn mua nhà xã hội từ gói 120.000 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Theo ông Đỗ Minh Phú, Tập đoàn DOJI đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại chứng khoán ORS vào cuối năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 của Novaland, MB hiện đang là chủ nợ lớn thứ hai của doanh nghiệp với 9.428 tỷ đồng.
Để thực hiện việc trên, tờ trình đề nghị cổ đông tiếp tục giao và uỷ quyền cho HĐQT thực hiện và hoàn tất các công việc liên quan như Nghị quyết số 25 ngày 23/8/2022 đã thông qua.
Báo cáo mới công bố cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2023 của TPBank là 2.497 tỷ đồng, tăng mạnh tới 84% so với cuối năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đó là quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Việc FE Credit bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm phản ánh khả năng thanh toán kém đi của công ty do chất lượng tài sản suy yếu và rủi ro thanh khoản tăng lên bắt nguồn từ sự chênh lệch kỳ hạn đáng kể giữa tài sản có và tài sản nợ.