Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 11/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bình luận về nghị quyết trên, Ts.Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, tiếp theo sau hàng loạt chỉ đạo, chỉ thị, công điện, nghị định,... gần đây Chính phủ liên tiếp ban hành, ngày 11/03/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP cho thấy tính quyết liệt của Chính phủ về việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy trở lại sự ổn định, phát triển bền vững cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo ông Đính, sự khác biệt trong quan điểm lần này của Chính phủ được thể hiện: Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm, chung tay cùng tháo gỡ khó khăn; Nhà ở là phải có người ở, muốn có người ở phải phát triển sản xuất, dịch vụ, hạ tầng; Tháo gỡ khó khăn phải đi đôi với kiểm soát rủi ro. Không hình sự hóa quan hệ kinh tế - dân sự, bảo vệ cán bộ làm đúng; Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững,...
Mục tiêu của nghị quyết cũng rất cụ thể, chính xác: Chỉ rõ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế và nguồn vốn cho thị trường; Thúc đẩy phát triển để tăng nguồn cung, cùng với điều chỉnh cơ cấu hợp lý hơn; Chú trọng hơn đến phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp thu nhập người dân; Thường xuyên theo dõi giám sát thị trường, để kịp thời xử lý chính sách với hiện tượng nóng hoặc đóng băng, tung tin thất thiệt, thổi giá, trục lợi,...
Quan điểm và mục tiêu của Chính phủ đã bám sát thực trạng những vấn đề tạo ra khó khăn, vướng mắc, lệch lạc của thị trường hiện tại. Vì vậy đã tạo ra tư duy chỉ đạo và giao nhiệm vụ đến từng nhóm vấn đề là đầy đủ, đúng người - đúng đối tượng. Qua đó chỉ đạo, giao nhiệm vụ các bộ ngành liên quan.
Thứ nhất, phải hoàn thiện và ban hành các nhóm nghị định để kịp tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển đang chờ đợi được phê duyệt, xử lý.
Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn và tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội.
Thứ ba, vấn đề liên quan đến nguồn vốn, trong đó có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tạo vốn, giảm áp lực cho hệ thống tín dụng ngân hàng.
Thứ tư, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể cho chính quyền địa phương.
Cuối cùng, lần này cũng là một sự khác biệt. Đó là vấn đề của thông tin, truyền thông. Qua đó Chính phủ chỉ đạo phải đẩy mạnh truyền thông, phải giám sát truyền thông. Không để thông tin không chính xác gây hiểu lầm và tác động tâm lý tiêu cực. Công bố, công khai, minh bạch thông tin.
Một điểm đặc biệt nữa của Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 lần này, Chính phủ không những chỉ đạo hệ thống quản lý Nhà nước mà còn chỉ đạo các doanh nghiệp bất động sản phải ưu tiên việc thanh toán nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu.
“Với tinh thần rõ ràng, dứt khoát, chỉ đạo đúng - đủ những vấn đề đang tạo khó khăn của thị trường bất động sản của Nghị quyết số 33/NQ-CP, chúng tôi tin tưởng những vướng mắc, điểm nghẽn của thị trường sẽ sớm được khơi thông, thị trường sẽ sớm hồi phục, ổn định và phát triển trở lại”, ông Đính nhấn mạnh.
Nghị quyết số 33 của Chính phủ đã đánh giá chính xác tình hình thị trường bất động sản, xác định cụ thể các khó khăn, vướng mắc chủ yếu hiện nay.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việc thực hiện Đề án không chỉ gói gọn ở con số 1 triệu căn nhà ở xã hội, vì hiện nay còn hàng chục triệu người có nhu cầu về nhà ở…
Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về pháp lý, đối với từng dự án bất động sản cụ thể. Ngân hàng Nhà nước có các giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường khác.
Sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc do Thủ tướng chủ trì ngày 17/02, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp cho thị trường BĐS nếu được triển khai sẽ giúp giảm áp lực thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản trong ngắn hạn.
Theo cơ quan soạn thảo, việc chưa số hóa giấy tờ giao dịch bất động sản là kẽ hở để nhiều tổ chức, cá nhân lách thuế bằng cách cho người khác đứng tên. Vì thế việc đưa ra thí điểm đánh thuế cao với bất động sản thứ hai lúc này chưa phù hợp.
Việc phục hồi du lịch, nhất là mảng du lịch quốc tế được kỳ vọng là động lực thúc đẩy thị trường khách sạn khởi sắc hơn với sự cải thiện được ghi nhận từ công suất và giá phòng. Mặc dù vậy, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ để nâng công suất đạt mức trước dịch.
Theo các chuyên gia tuy thị trường bất động sản hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên những động thái quyết liệt của Chính phủ, Bộ, ngành có thể giúp cho thị trường bất động sản dần khởi sắc hơn vào cuối năm.
Theo khảo sát, hiện tại Hà Nội và TP.HCM, căn hộ trung cấp có giá từ 30 – 50 triệu đồng/m2 chủ yếu tập trung tại một số dự án.
Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là một trong những góp ý một số điều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA).