Ảnh minh hoạ.
Trong báo cáo mới đây về ngành bất động sản, Công ty CP Chứng khoán Vndirect dẫn số liệu của CBRE cho biết, trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) ảm đạm, nguồn cung căn hộ mới ở cả TP.HCM và Hà Nội trong quý 4/2022 lần lượt sụt giảm 81% so với cùng kỳ và 38% so với cùng kỳ, dẫn đến lượng tiêu thụ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ và 63% so với cùng kỳ.
Về giá, căn hộ sơ cấp ở TP.HCM và Hà Nội trong quý 4/2022 giảm 1-3% so với quý trước, ngoại trừ phân khúc trung cấp (+2-5% so với quý trước). Giá thứ cấp BĐS liền thổ trong quý 4/2022 đi ngang ở TP.HCM nhưng giảm 8% so với quý trước ở Hà Nội.
Trước tình trạng trên, các cơ quan quản lý đang nỗ lực cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở, giảm lệch cung cầu trong bối cảnh nguồn cung căn hộ bình dân chiếm chưa tới 2% tổng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM và Hà Nội trong 2022.
Bên cạnh đề xuất gói tín dụng kích cầu cho nhà ở xã hội, Chính phủ đã cam kết xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân tới năm 2030. Do đó, đây là phân khúc có thể phục hồi nhờ nguồn cung khởi sắc và sự hỗ trợ của Chính phủ.
Đáng chú ý, tại báo cáo trên, Vndirect cho biết, sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc do Thủ tướng chủ trì ngày 17/02, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp cho thị trường BĐS nếu được triển khai sẽ giúp giảm áp lực thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản trong ngắn hạn.
Cụ thể, dự thảo nghị quyết đã nêu ra một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, gồm: Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn; tiếp tục cấp tín dụng với dự án bất động sản có phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực tài chính, giảm lãi suất cho vay.
Bên cạnh đó, dự thảo mới nhất về sửa đổi Nghị định 65 đề xuất cho phép các trái phiếu đã phát hành được đàm phán gia hạn thêm thời gian và nới lỏng một số điều kiện phát hành.
Tuy nhiên, theo Vndirect, bên cạnh việc giúp doanh nghiệp BĐS tháo gỡ khó khăn về thanh khoản trong thời gian tới, việc khôi phục niềm tin của người mua nhà cũng là một vấn đề cấp thiết để thị trường BĐS có thể “đảo chiều”. Ngoài ra, việc tháo gỡ nút thắt pháp lý cho các dự án nhà ở có thể sẽ đánh dấu “bước ngoặt” cho ngành BĐS.
Theo Vndirect, chu kỳ “đóng băng” hiện tại sẽ diễn ra ngắn hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể, theo quan sát, TP.HCM và Hà Nội đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung căn hộ mới từ năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ vẫn đạt ở mức cao cho thấy nhu cầu mua nhà vẫn khả quan.
Do đó, Luật Đất đai sửa đổi 2023 nếu được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là “bước ngoặt” lớn cho ngành BĐS, khi tháo gỡ các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025.
Theo cơ quan soạn thảo, việc chưa số hóa giấy tờ giao dịch bất động sản là kẽ hở để nhiều tổ chức, cá nhân lách thuế bằng cách cho người khác đứng tên. Vì thế việc đưa ra thí điểm đánh thuế cao với bất động sản thứ hai lúc này chưa phù hợp.
Việc phục hồi du lịch, nhất là mảng du lịch quốc tế được kỳ vọng là động lực thúc đẩy thị trường khách sạn khởi sắc hơn với sự cải thiện được ghi nhận từ công suất và giá phòng. Mặc dù vậy, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ để nâng công suất đạt mức trước dịch.
Theo các chuyên gia tuy thị trường bất động sản hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên những động thái quyết liệt của Chính phủ, Bộ, ngành có thể giúp cho thị trường bất động sản dần khởi sắc hơn vào cuối năm.
Theo khảo sát, hiện tại Hà Nội và TP.HCM, căn hộ trung cấp có giá từ 30 – 50 triệu đồng/m2 chủ yếu tập trung tại một số dự án.
Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là một trong những góp ý một số điều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA).
Những bất cập trong công tác định giá đất đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, tham nhũng về đất đai, ảnh hưởng đến chính sách đất đai của Nhà nước và gây rối loạn thị trường bất động sản. Giá đất và định giá đất là vật cản trở cho sự phát triển thị trường đất đai, không phải là một cơ chế tốt cho phát triển thị trường này, gây ra rất nhiều hệ lụy, tác động xấu.
Mục 2, Chương XI, Tài chính về đất đai, giá đất (từ Điều 153 đến Điều 158) dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định các nội dung về giá đất.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, vấn đề khó nhất, phức tạp nhất trong sửa luật Đất đai là chưa có hướng mở để đưa ra phương pháp xác định giá đất cụ thể nhằm giải quyết tất cả vướng mắc, bất cập…
Nguồn cung hạn chế, giá sơ cấp và thứ cấp ở mức cao được cho là nguyên nhân chính khiến số lượng giao dịch biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội đạt mức thấp nhất trong các năm. Tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường là bài toán thách thức trong năm 2023 khi mà không dễ để chủ đầu tư điều chỉnh giá bán.