Thứ 5 ngày 16 tháng 5 năm 2024 / 6:27

Nhiều nhà cung ứng vật liệu xây dựng lợi dụng để tăng giá trục lợi

Việc lập báo cáo chi phí nghiên cứu khả thi thấp hơn nhiều so với cho phí thiết kế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả dự án. Vì vậy, cần phải nâng cao vai trò và cả quyền lợi của tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nhiều nhà cung ứng vật liệu xây dựng lợi dụng để tăng giá trục lợi | Nhiều nhà cung ứng vật liệu xây dựng lợi dụng để tăng giá trục lợi | thị trường | doanh nghiệp | tiêu điểm | quy hoạch | hạ tầng | dự án | tài chính |

Nhiều thắc mắc

Ông Nguyễn Quốc Anh - Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) cho rằng, việc chi phí quản lý dự án chỉ tính trên giá trị xây dựng, thiết bị là chưa phù hợp, vì nhiệm vụ quản lý dự án là toàn bộ các chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí tư vấn và chi phí khác. Đồng thời, trong chi phí thiết kế hiện nay không nói rõ là có chi phí thiết kế ý tưởng (concept) hay không?

Không đề cập đến việc nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ hoặc ý tưởng mới trong thiết kế… dẫn đến sản phẩm thiết kế chưa thực sự tốt. Việc hướng dẫn tính chi phí thiết kế không rõ ràng, khiến việc vận dụng tính thiết kế phí còn lúng túng.

2.png
Giá VLXD tăng ảnh hưởng nhiều đến tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm.

“Trong đó khi đó, chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) hiện nay vẫn thấp hơn rất nhiều so với chi phí thiết kế. Điều này ngược với xu thế của nước ngoài. Hơn nữa, giai đoạn FS rất quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả, tính sáng tạo của dự án. Do vậy, cần dành nhiều thời gian và chi phí cho giai đoạn này” - ông Nguyễn Quốc Anh nói.

Đề cập đến vướng mắc liên quan đến định mức xây dựng, Viện trưởng Viện thiết kế (Bộ Quốc phòng) Hoàng Tuấn cho rằng, ngành này có nhiều nhóm công trình đặc thù không có trong định mức của Nhà nước. Một số công tác có định mức nhưng lại không phù hợp với điều kiện thi công; một số định mức chưa nằm trong hệ thống đã công bố.

Hệ thống định mức mặc dù đã được điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với công nghệ thi công hiện tại. Một số quy định hay thuyết minh chưa rõ, gây khó khăn trong quá trình lập, thẩm tra, thẩm định cũng như thanh tra kiểm toán…

Thực tế công bố giá của của địa phương còn chậm, đa số theo quý, chưa sát với thị trường. Danh mục công bố còn thiếu nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) chủ yếu. Giá công bố tại các thời điểm khác nhau, nhiều khi không cập nhật so với biến thị trường dẫn đến giá lập dự toán, đấu thầu và giá thi công có sự chênh lệch lớn.

“Hầu hết công bố giá vật liệu địa phương được xem xét trên cơ sở tham khảo báo giá của nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh mà chưa xem xét đến khả năng cung cầu của thị trường. Đến khi có dự án lớn hoặc nhiều dự án được triển khai đồng thời, các nhà cung ứng vật liệu lợi dụng tình trạng cầu vượt cung để đầu cơ, tăng giá, trục lợi. Thực trạng này khiến công tác lập, quản lý chi phí gặp nhiều khó khăn, đẩy nhà thầu vào rủi ro khi giá vật liệu bùng phát tăng tại thời điểm thực hiện dự án” - ông Hoàng Tuấn cho hay.

Cần định kỳ công bố giá

Các chuyên gia đều cho rằng, Bộ Xây dựng và các bộ chuyên ngành cần ưu tiên tập trung chỉnh sửa những định mức còn bất cập, ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng; xây dựng mới định mức mang tính cấp thiết, còn thiếu trong hệ thống định mức. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương đối với việc công bố giá xây dựng minh bạch, công khai, kịp thời, phù hợp với cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, địa phương cần thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung các loại vật liệu chủ yếu, thiết bị công trình phổ biến vào danh mục để công bố. Đối với các loại vật liệu chủ yếu, biến động nhiều thì cần tổ chức xác định, công bố giá hàng tháng, hàng tuần. Tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo về khả năng cung - cầu trên địa bàn, về biến động giá VLXD chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong chí phí đầu tư xây dựng…

Liên quan đến vấn đề này, Cục trưởng Cục Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) Đàm Đức Biên cho biết: Thời gian qua, hệ thống cơ chế chính sách và các công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã được Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo rà soát tổng thể, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

1.jpg
Nhiều nhà cưng ứng VLXD lợi dụng tình hình để tăng giá bán, trục lợi. (Ảnh minh họa).

Các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được hoàn thiện theo hướng quản lý, kiểm soát chặt chẽ chi phí nhưng tạo quyền chủ động, nâng cao vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người quyết định đầu tư, của chủ đầu tư trong triển khai thực hiện; tránh phát sinh thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án… Tuy nhiên, hệ thống định mức đồ sồ đòi hỏi có thêm thời gian hoàn thiện và sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành và đơn vị, doanh nghiệp.

“Vấn đề công bố giá và chỉ số giá xây dựng của hầu hết các địa phương đều có độ trễ so với diễn biến thị trường. Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương công bố giá kịp thời, bảo đảm sát giá thị trường, phục vụ điều chỉnh giá hợp đồng; tăng cường xử lý nghiêm hiện tượng đầu cơ, tích trữ, đẩy giá VLXD” - ông Đàm Đức Biên cho hay.

Riêng về công bố chỉ số giá quốc gia, theo Luật Thống kê0, bắt đầu từ năm 2022, Bộ Xây dựng là đơn vị chủ trì công bố. Trước mắt, phạm vi áp dụng của chỉ số giá xây dựng quốc gia chỉ phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, chưa áp dụng cho điều chỉnh hợp đồng. Việc áp dụng xác định chi phí cũng ở trong một phạm vi nhất định.

“Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng là cần thiết, các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn xây dựng cũng cần hướng đến chuyên nghiệp hơn để cung cấp cho chủ đầu tư những sản phẩm tư vấn tốt nhất. Vai trò, trách nhiệm của tư vấn đầu tư xây dựng cần được nâng cao, quyền lợi, công bằng của tư vấn cần được đảm bảo.

Cục sẽ tham mưu cho Bộ Xây dựng nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện chính sách, tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết để tháo gỡ vướng mắc, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình triển khai, góp phần đảm bảo hiệu quả của đầu tư dự án” - Cục trưởng Cục Kinh tế Xây dựng Đàm Đức Biên cho biết thêm.

Theo: kinhtedothi.vn copy https://kinhtedothi.vn/nhieu-nha-cung-ung-vat-lieu-xay-dung-loi-dung-de-tang-gia-truc-loi.html

Tin liên quan

  • HoREA: Thị trường bất động sản tiếp tục tình trạng “lệch pha cung cầu

    HoREA: Thị trường bất động sản tiếp tục tình trạng “lệch pha cung cầu"

    Theo ông Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản tiếp tục tình trạng “lệch pha cung cầu”, rất thiếu nguồn cung dự án, rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở bình dân, nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân.

  • Nhà phố thương mại ế khách

    Nhà phố thương mại ế khách

    Thời điểm hiện tại, trong khi kinh doanh tại các trung tâm thương mại đã trở lại tương đối tấp nập, thì mặt bằng kinh doanh shophouse (nhà phố thương mại) vẫn trong tình cảnh đìu hiu, vắng khách vì giá thuê cao.

  • Bỏ khung giá đất: Giá thị trường sẽ ra sao?

    Bỏ khung giá đất: Giá thị trường sẽ ra sao?

    Tại Hội nghị Trung ương 5, chủ trương “bỏ khung giá đất” đã được thống nhất sau khi thảo luận rất kỹ lưỡng. Một quyết sách đúng, được toàn xã hội chờ đợi khi sửa đổi Luật Đất đai. Nói như lời Thủ tướng Phạm Minh Chính thì “chủ trương bỏ khung giá đất và xây dựng cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo phương pháp thị trường, là điểm mới đột phá".

  • Áp lực lạm phát những tháng cuối năm vẫn rất lớn

    Áp lực lạm phát những tháng cuối năm vẫn rất lớn

    Từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất…

  • Thiếu nguồn cung, người mua nhà chuyển sang săn lùng căn hộ sơ cấp

    Thiếu nguồn cung, người mua nhà chuyển sang săn lùng căn hộ sơ cấp

    Việc hạn chế về nguồn cung mới sẽ đẩy người mua sang lựa chọn căn hộ sơ cấp, trong đó chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường, theo chuyên gia Savills.

  • Hà Nội: Đấu giá đất tại Mê Linh có giá cao nhất 93 triệu đồng/m2

    Hà Nội: Đấu giá đất tại Mê Linh có giá cao nhất 93 triệu đồng/m2

    Huyện Mê Linh cuối tuần vừa qua đã tổ chức thành công phiên đấu giá đối với 33 lô đất tại thị trấn Chi Đông, thu về gần 226 tỷ đồng, chênh gần 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trong đó, lô có giá cao nhất đạt 93 triệu đồng/m2.

  • Được đề xuất lên thẳng thành phố, giá đất Hóc Môn đang ở mức nào?

    Được đề xuất lên thẳng thành phố, giá đất Hóc Môn đang ở mức nào?

    Vừa qua, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó bí thư Huyện ủy Hóc Môn (TP.HCM), đề xuất Thành ủy chấp thuận chủ trương cho huyện xây dựng đề án đầu tư - xây dựng huyện Hóc Môn thành TP trực thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, hiện TP Hồ Chí Minh vẫn chưa chốt phương án lên quận hay thành phố.

  • Bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng tốt

    Bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng tốt

    Ngành công nghiệp hiện vẫn là ngành có mức tăng trưởng tốt và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.

  • Thiếu nguồn cung, nhiều phân khúc bất động sản “vắng bóng” hàng tồn kho

    Thiếu nguồn cung, nhiều phân khúc bất động sản “vắng bóng” hàng tồn kho

    6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao.

  • “Tắc nghẽn” nguồn vốn, đầu tư bất động sản khó hay dễ?

    “Tắc nghẽn” nguồn vốn, đầu tư bất động sản khó hay dễ?

    Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là lĩnh vực kinh tế quan trọng, vậy nên việc tắc “nghẽn” nguồn vốn đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và người dân có nhu cầu mua nhà ở thực, điều này khiến cho thị trường BĐS chững lại.