Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2024.
Theo báo cáo, tính đến ngày 31/10/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ.
Trước đó, trong 9 tháng năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản thu hút 4,38 tỷ USD vốn ngoại, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Như vậy, chỉ trong một tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót thêm gần 900 triệu USD vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Thống kê từ Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, từ cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024, thị trường đã ghi nhận khoảng 16 thương vụ M&A bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu “nhắm” tới các dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt cũng như có pháp lý hoàn chỉnh, nhiều tiềm năng phát triển.
Theo dự báo của đơn vị này, từ nay đến năm 2026 sẽ có một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài rót vào thị trường địa ốc Việt Nam do phân khúc bất động sản ở thực đang có tỷ lệ sinh lời đạt tới 8 - 10%/năm. Con số này tương đối hấp dẫn và cao hơn nhiều so với mức 2 - 3%/năm của các quốc gia trong khu vực.
Chuyên gia Savills cho rằng, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào bối cảnh chính trị, sự phát triển kinh tế ổn định và chi phí nhân công cạnh tranh.
Theo chuyên gia, trong bối cảnh nguồn vốn FDI dồi dào, một số phân khúc bất động sản sẽ có sự tăng trưởng nổi trội, gồm có căn hộ dịch vụ và bất động sản công nghiệp.
Ngoài ra, việc Luật Nhà ở mới cho phép người nước ngoài được gia hạn thời gian sở hữu nhà ở tại Việt Nam lên tới 50 năm cũng được kỳ vọng sẽ hút thêm hàng tỷ USD từ những người nước ngoài có mong muốn mua nhà tại Việt Nam.
“Các quy định rõ ràng, minh bạch về quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài sẽ tạo tiền đề hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn, từ đó thu hút thêm dòng vốn FDI vào bất động sản”, bà Lê Thị Hằng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Indochine nhận định.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến ngày 31/10/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, có 2.743 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 1,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,23 tỷ USD (giảm 2,5% so với cùng kỳ); có 1.151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 8,35 tỷ USD (tăng 41,7% so với cùng kỳ); có 2.669 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD (giảm 29% so với cùng kỳ). Trong 10 tháng, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác. |
Chỉ trong một tháng qua, thu ngân sách từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng thêm gần 2.900 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước đó.
Lượng tồn kho nhà ở riêng lẻ, đất nền trong quý III/2024 là 21.249 căn/nền (nhà ở riêng lẻ có 12.250 căn; đất nền có 8.999 nền), tăng 52% sau một quý.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư quý III tại một số khu vực tăng cục bộ lên 35-40% so với quý trước.
Theo thông báo, khách hàng tham gia nộp tiền đặt trước từ ngày 13/11 đến 8h ngày 15/11 vào tài khoản ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam.
Yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại.
Thời điểm này đang sốt giá đất, giá đất cao, nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê, có người mới vừa mua thì đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá…
Thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập…
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hanoi Melody Residences theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường bất động sản hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì, theo VARS.
Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2024 chứng kiến sự phân hóa giữa các phân khúc; trong khi chung cư cao cấp đang “chiếm lĩnh” thị trường thì nhà ở bình dân rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.