Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam vừa ra thông báo ngày 16/11 tới sẽ tổ chức đấu giá tài sản của Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội).
Theo đó, tài sản được đem ra đấu giá là 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.
Các thửa đất có diện tích 83 - 157 m2/thửa đất với giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2.
Thời gian phát hành, bán và tiếp nhận hồ sơ đấu giá từ ngày 30/10 đến 17h ngày 13/11 tại Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam và Nhà điều hành sân vận động huyện Thanh Oai.
Theo thông báo, khách hàng tham gia nộp tiền đặt trước từ ngày 13/11 đến 8h ngày 15/11 vào tài khoản ngân hàng của Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam.
Như vậy, sau gần 2 tháng thông báo dừng việc đấu giá quyền sử dụng đất để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai đã được chốt ngày tổ chức lại.
Trước đó, Thanh Oai đã lên kế hoạch đấu giá 25 lô đất này vào ngày 5/10 cũng với giá khởi điểm 5,3 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó cuộc đấu giá này đã bị hoãn lại.
Trước đó, phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai) diễn ra vào ngày 10/8 vừa qua, đã thu hút được khoảng 4.600 hồ sơ, với khoảng gần 1.600 người tham gia.
Kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2, cao gấp 7-8 lần giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng từ 63-80 triệu đồng/m2 gấp 5-6 lần so với giá khởi điểm.
Tuy nhiên, theo thông tin từ phía huyện Thanh Oai, tính đến 16/9, dù đã hết hạn nộp tiền nhưng chỉ có 13 lô đất có giá trúng từ 51,6 triệu đến hơn 55 triệu đồng/m2 đã nộp đủ tiền. Còn lại 55 lô có giá trúng cao từ 80 triệu đồng/m2, bao gồm cả người trúng lô đất có giá cao nhất 100,5 triệu đồng/m2, chưa nộp tiền đúng thời hạn. Như vậy, phần lớn các lô trúng đấu giá đã bị bỏ cọc./.
Yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại.
Thời điểm này đang sốt giá đất, giá đất cao, nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê, có người mới vừa mua thì đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá…
Thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập…
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hanoi Melody Residences theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Với tình trạng cung - cầu và sức nóng của thị trường bất động sản hiện tại, khả năng các kỷ lục giá mới tiếp tục được thiết lập trong các phiên đấu giá tới là rất cao và sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi tâm lý đầu cơ vẫn còn và kỳ vọng tăng giá bất động sản tiếp tục được duy trì, theo VARS.
Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2024 chứng kiến sự phân hóa giữa các phân khúc; trong khi chung cư cao cấp đang “chiếm lĩnh” thị trường thì nhà ở bình dân rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Phân khúc bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau khi TP.HCM áp bảng giá đất mới là loại hình đất nền vùng ven, bởi bảng giá điều chỉnh tăng sẽ dẫn đến giá đất nền tăng theo. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Để thực hiện áp thuế tài sản, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công cụ tính thuế, đặc biệt là minh bạch và số hóa toàn bộ dữ liệu bất động sản dân cư trở thành rào cản lớn nhất, cần nguồn tài chính lớn, sự quyết liệt tới cùng và công tác phối hợp lâu dài của liên bộ chức năng.
Bảng giá đất điều chỉnh chưa tác động ngay đến thị trường bất động sản do các dự án hiện nay được định giá đất chủ yếu theo phương pháp thặng dư nhưng sẽ tác động đến ở “pha 2” khi doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
Bảng giá đất điều chỉnh mới tại TP.HCM có hiệu lực từ ngày 31/10 với mức cao nhất là 687 triệu đồng/m2 thuộc 3 tuyến đường trung tâm quận 1.